Soạn bài lớp 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Soạn bài lớp 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính được Thư viện đề thi VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tải Soạn bài lớp 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính dưới đây.
Soạn bài lớp 7: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Bài tham khảo 1
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI
Bài 1 (Câu 1, 2, Sgk Tr 110)
+ Văn bản thông báo:
- Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
- Nhằm phổ biến nội dung.
+ Văn bản đề nghị:
- Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vong nào đó.
+ Văn bản báo cáo:
- Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
- Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được trong công việc để cấp trên biết.
Câu 3: Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? So sánh hình thức trình bày của ba văn bản này với các văn bản truyện, thơ mà em đã đọc.
Trả lời:
+ Điểm giống nhau:
Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
+ Điểm khác nhau:
- Mục đích sử dụng.
- Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản.
+ Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật. Văn bản hành chính không được hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP
(Sgk, Tr.110 - 111 tập 1)
Trả lời:
- Các tình huống (3), (6) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính.
- Tên mỗi loại văn bản phù hợp: 1 - thông báo, 2 - báo cáo, 4 - đơn, 5- đề nghị.
Bài tham khảo 2
I. Thế nào là văn bản hành chính?
1. Đọc các văn bản SGK
2. Trả lời câu hỏi a + b
- Văn bản thông báo:
+ Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
+ Nhằm phổ biến nội dung.
- Văn bản đề nghị:
+ Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
- Văn bản báo cáo:
+ Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
+ Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được trong công việc để cấp trên biết.
c. So sánh 3 loại văn bản trên:
- Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
- Điểm khác nhau: Mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật
+ văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
+ Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật
d. Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,...
Câu 3: Chính là nội dung ghi nhớ SGk trang 110.
II. Luyện tập
Trong các tình huống (3) (văn biểu cảm), (6) (văn kể chuyện) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính.
Các tình huống còn lại phải viết văn bản hành chính:
+ (1): Thông báo
+ (2): Báo cáo
+ (4): Đơn
+ (5): Đề nghị