Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trạng ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và Bài tập vận dụng

Thêm trạng ngữ cho câu là phần nội dung quan trọng được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Nhằm giúp các em học sinh nắm vững lý thuyết về Trạng ngữ và cách sử dụng trạng ngữ trong câu, VnDoc giới thiệu tới các bạn tài liệu Trạng ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và Bài tập vận dụng. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các bạn tham khảo, ôn tập.

I. Lý thuyết 

1. Khái niệm: Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu ở trong câu.

Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng cách nào?

Ví dụ: Ngoài sân trường, dưới tán cây phượng, các bạn nam đang chơi đá cầu.

Trong đó:

- Ngoài sân trường là trạng ngữ 1

- Dưới tán cây phượng là trạng ngữ 2

2. Số lượng, vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

- Số lượng: một câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

- Vị trí: trạng ngữ thường đứng đầu câu những cũng có thể đứng giữa câu và cuối câu.

- Dấu hiệu:

+ Hình thức: trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

+ Ý nghĩa: trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

3. Các loại trạng ngữ

+ Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm

Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ? Lúc nào?

Ví dụ: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí

Câu hỏi: Ở đâu

Ví dụ: Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa.

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: lý do

Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

Ví dụ: Nhờ sự chăm chỉ, Minh đã trở thành một học sinh giỏi của lớp.

+ Trạng ngữ chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới

Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

Ví dụ: Để giúp bố mẹ đỡ vất vả, Hoa đã vừa đi học vừa đi làm thêm.

II. Bài tập vận dụng:

Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, cây cối dần chuyển sang màu vàng.

=> trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người tấp nập mua sắm đồ mới.

=> trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

=> trạng ngữ chỉ mục đích: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sin

e. Bằng những bài giảng hay, thấy giúp chúng em ngày càng thích môn lịch sử được cho là khô khan này.

=> trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng những bài giảng hay

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp các em bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, các bậc cha mẹ tham khảo. Mặt khác, soạn bài thêm trang ngữ trong câu cũng giúp các em biết cách vận dụng thật tốt những kiến thức đã được học.

Ngoài Trạng ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và Bài tập vận dụng, mời các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
101
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm