Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề ngắn gọn

LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ TRANG 98 NGỮ VĂN 7 TẬP 2

Soạn Văn 7: Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề được Thư viện đề thi VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tải soạn bài lớp 7 bài Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề dưới đây.

LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

a) Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý 1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.

  • Nghĩa đen: kiên trì bền bỉ mài một thanh sắt thì sẽ có ngày có được một cây kim
  • Nghĩa bóng: khi con người kiên trì, cố gắng làm một việc đến cùng thì sẽ có ngày đạt được thành công

→ Nội dung: Bàn về lòng kiên trì, quyết tâm của con người

Gợi ý 2: Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn:

  • Uống nước: hành động hưởng thụ, tiếp nhận những thành quả do người khác, thế hệ khác tạo nên
  • Nhớ nguồn: hành động ghi nhớ về nguồn cội, nguồn gốc, người đã tạo nên những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ

→ Câu tục ngữ nói về vấn đề sự biết ơn trong cuộc sống

Gợi ý 3: Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng:

  • Mực ẩn dụ cho những gì xấu xa, đen tối
  • Đèn ẩn dụ cho những gì tốt đẹp, lương thiện

→ Câu tục ngữ nói về mối liên hệ giữa con người và hoàn cảnh sống: con người dễ bị đồng hóa bởi môi trường và hoàn cảnh sống (nếu môi trường tốt thì con người sẽ tốt, hoàn thiện theo và ngược lại)

Gợi ý 4: Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng:

  • Ông bà ta vẫn dạy là anh chị có bổn phận bảo vệ che chở em vì em nhỏ tuổi hơn.
  • Nhưng khi anh chị gặp khó khăn, khi vấp ngã trong cuộc sống, người làm em có trách nhiệm giúp đỡ.
  • Không được để bất cứ ai phải lẻ loi, khi gặp khó khăn những người xung quanh phải giúp đỡ.

→ Khái quát nội dung: Nói về tình cảm gia đình, tình thương người cùng tổ tiên, rộng ra là sự giúp đỡ sẻ chia với người xung quanh.

b) Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?

Hướng dẫn trả lời:

- Giải thích từ "trò lố"

  • Lố là hành động quá đà, quá đáng - Là sự lố lăng, kệch cỡm.
  • Trò lố là những sự việc được bày trò có tính toán nhưng không che dấu được sự kệch cỡm, lố lăng.

- Những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố vì:

  • Hắn đưa ra những lời hứa nửa chính thức rằng sẽ chăm sóc cho Phan Bội Châu - một lời hứa mập mờ và lố bịch - thực chất là chỉ hứa cho đến khi hắn đảm bảo được công việc của mình, chỉ nhằm trấn an nhân dân
  • Va-ren là một kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ giai cấp của mình để đi theo Pháp - lại ra sức thể hiện, hứa hẹn trước mặt một nhà yêu nước vĩ đại là Phan Bội Châu
  • Sự im lặng, dửng dưng, khinh bỉ (nhổ nước bọt) của Phan Bội Châu trước sự hiện diện và diễn thuyết của Va-ren

⇒ Tất cả đã biến Va-ren và những điều mà hắn làm thành một trò đùa, một trò lố như tên hề.

c) Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?

Hướng dẫn trả lời:

- Nhan đề Sống chết mặc bay là một thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

- Giải thích thành ngữ Sống chết mặc bay: chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi, lợi ích của bản thân mình, không chú ý, quan tâm gì tới người khác, thậm chí bỏ mặc, từ chối giúp đỡ khi được cầu cứu. Câu này có dị bản là Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

- Phạm Duy Tốn đạt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình vì:

  • Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực khổ của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê (kể lại các chi tiết chính).
  • Trong truyện không có thầy (thầy cúng, thầy lang băm) nhưng tên quan phụ mẫu ở đây hạnh phúc trên nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung tác phẩm.

→ Nhan đề có sức kích thích, thể hiện được sự ích kỉ, vô trách nhiệm của bọn quan tham.

d) Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.

Hướng dẫn trả lời:

- Loại sách em đọc là dựa vào đam mê, yêu thích, dưới đây là một số loại sách và chức năng:

  • Sách giáo khoa: Cung cấp kiến thức cơ bản theo chương trình học trên lớp.
  • Sách tham khảo: Bổ sung kiến thức giúp em hiểu bài hơn.
  • Sách khoa học: Cho em kiến thức về lĩnh vực khoa học rất lí thú.
  • Sách thiếu nhi: Vì nó hay và thú vị, là truyện tranh thì lại càng hấp dẫn.
  • Sách văn học, tình cảm: Giúp em nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, biết các triết lí cao cả.
  • Sách kỹ năng: Cho em biết nhiều điều mới lạ, ngạc nhiên.

- Một số lý do giải thích cho việc thích đọc loại sách đó:

  • Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…
  • Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…
  • Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lí, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
  • Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân.…
  • Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…
  • Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.

GỢI Ý

a) Với đề (a) hãy chọn một trong những câu tục ngữ đã ho0cj, tra các từ điển giải thích tục ngữ để hiểu nghĩa, khai thác yếu tố, hình ảnh thú vị và ý nghĩa sâu xa của nó.

b) Với đề (b) trước hết nên giải thích như thế nào là trò lố rồi mới giải thích tại sao những trò của Va-ren lại được gọi là trò lố.

Khi giải thích tại sao những trò của Va-ren là trò lố, nên nêu rõ Va-ren đã giờ những trò gì trước, rồi sau đó mới giải thích những trò đó lố ở chỗ nào.

c) Với đề (c) trước hết nên tra từ điển để biết ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ "sống chết mặc bay" (xem Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam...), từ đó tìm hiểu vì sao tác giả có cách lựa chọn và sử dụng theo chủ ý của mình, cách sử dụng đó có phù hợp với nội dung truyện ngắn không.

d) Với đề (d), nên nói đúng sự thật và phát biểu cách hiểu của em.

--------------------------------------------------------------------------------------------

>> Các bạn tham khảo bản đầy đủ bài soạn văn Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7 mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Để học tốt môn Ngữ văn 7, mời các bạn tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
38
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm