Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Ngắn nhất - Kết nối tri thức
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngắn nhất lớp 7
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngắn nhất: Trước khi đọc
Câu 1 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Mùa xuân gợi lên trong em:
- Niềm vui, sự hạnh phúc trước những lễ hội, buổi liên hoan, bữa tiệc đoàn tụ
- Sự thích thú, vui vẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cả cảnh quan đường phố được trang trí để đón Tết
Câu 2 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười…
(trích Thơ xuân - Nguyễn Bính)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
(trích Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
2. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngắn nhất: Sau khi đọc
Câu 1 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Hướng dẫn trả lời:
- Hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi...
- Cảm nhận về mùa xuân: tươi đẹp, rực rỡ, rộn ràng và tràn ngập sức sống, đánh thức tâm hồn và mọi giác quan của con người
Câu 2 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: "Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?"
Hướng dẫn trả lời:
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua các dòng thơ là:
- Hai dòng thơ đầu: Thể hiện niềm vui sướng, phấn khởi của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân (qua câu hỏi tu từ với chú chim chiền chiện)
- Hai dòng thơ sau: Thể hiện khao khát được hòa hợp với thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc xuân thì tràn ngập nhựa sống
Câu 3 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?
Hướng dẫn trả lời:
- Người cầm súng - những người lính ở tiền tuyến
- Người ra đồng - những người nông dân ở hậu phương
- Lý do: mùa xuân của quê hương, đất trời có được là nhờ sự chiến đấu quên mình của các người lính và sự lao động vất vả, hăng say của người nông dân → Chính họ lđã tạo nên mùa xuân
Câu 4 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Hướng dẫn trả lời:
- Gieo vần:
- Gieo vần chân (lao - sao)
- Gieo vần lưng (ngàn - gian)
- Ngắt nhịp: 3 câu thơ đầu ngắt nhịp 2/3, câu thơ cuối ngắt nhịp 3/2
Câu 5 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Hướng dẫn trả lời:
- Bởi vì tác giả quá say mê và tự hào trước mùa xuân của đất nước, nên mong muốn được hòa vào mùa xuân ấy, được góp sức mình khiến cho mùa xuân càng thêm rạng rỡ
- Cảm nhận của em: ước nguyện của nhà thơ rất cao cả và ý nghĩa, bởi tác giả sáng tác bài thơ trên gường bệnh, và qua đời sau đó một tháng. Lúc này, đất nước còn nhiều khó khăn, nhà thơ dù bệnh tật vẫn có một tinh thần lạc quan, khát khao cống hiến hết mình
Câu 6 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Xưng "tôi" - chỉ cá nhân: những rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên là của riêng tác giả
- Xưng "ta" - chỉ cái chung: những khát vọng cống hiến cho đất nước ấy không chỉ riêng nhà thơ, mà là ước vọng chung của toàn thể nhân dân, khẳng định tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Câu 7 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân xét: tác giả dùng từ nho nhỏ để nói về khát vọng cống hiến của mình, cho thấy tinh thần lạc quan, hiến dâng và khiêm nhường của ông, khi cho rằng cống hiến của mình chưa đủ to lớn
- Cảm xúc: kính trọng, yêu quý và ngưỡng mộ tinh thần hiến dâng của nhà thơ
>>Tham khảo thêm: Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ
3. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngắn nhất: Viết kết nối với đọc
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hướng dẫn trả lời:
>> Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây: Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
4. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức Chi tiết
>> Xem trọn bộ bài soạn chi tiết nhất tại: Soạn Ngữ văn 7 Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
5. Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức
>> Tham khảo các đoạn văn nêu ý nghĩa nhan đề hay tại đây Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ