Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất lớp 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Chuyện cơm hến Siêu Ngắn
- A. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Đọc văn bản
- B. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Sau khi đọc
- Câu 1 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 2 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 3 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 4 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 5 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 6 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- Câu 7 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
- C. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Viết kết nối với đọc
- D. Soạn bài Chuyện cơm hến Chi tiết
Soạn bài Chuyện cơm hến ngắn gọn trang 111 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Đọc văn bản
Suy luận trang 112 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Người Huế
- Chi tiết: "Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui"
B. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Sau khi đọc
Câu 1 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên liệu: dễ tìm, dễ nấu, phổ biến (cơm nguội, bún, măng khô, rau sống)
- Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phộng, mè, da heo...
- Người bán: một gánh hàng rong ở dọc đường
- Giá tiền: 500 đồng bạc
→ Với nguyên liệu dễ kiếm, bình dân, và được bày bán ở các gánh hàng rong với giá thành rẻ
Câu 2 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?
Hướng dẫn trả lời:
Món cơm hến cho thấy:
- Người Huế rất cầu kì trong cách ăn uống (nhiều nguyên liệu, dù vất vả cũng không muốn nấu đơn giản hơn)
- Người Huế rất thích ăn cay (vị cay đến tràn nước mắt, đòi thêm một trái ớt tươi)
Câu 3 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?
Hướng dẫn trả lời:
- Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
- Thông qua cơm hến, tác giả đã giới thiệu với mọi người:
- Về những nét đặc sắc rất riêng biệt của phong cách ẩm thực Huế (rất tỉ mỉ, cầu kì, không từ chối hay để lãng phí một nguyên liệu nào và ăn rất cay)
- Về sự cần cù, chịu khó, tỉ mẩn của người dân Huế trong việc nấu nướng và tận hưởng ẩm thực
Câu 4 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?
Hướng dẫn trả lời:
Vì một món ăn mang những đặc trưng về lối sống, ẩm thực của vùng miền, được truyền lại qua bao đời mới trở thành đặc sản. Nó cũng như di tích văn hóa, nếu đã bị thay đổi, cải tiến thì nó sẽ không còn là chính nó nữa, mà biến thành một thực thể giả, bắt chước, mô phỏng khác.
Câu 5 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?
Hướng dẫn trả lời:
Cơm hến là món ăn bình dân không đem về nhiều lợi nhuận, những nguyên liệu, công đoạn chuẩn bị cũng cầu kì và vất vả. Việc nấu trên bếp củi cũng có những khó khăn riêng. Nhưng dù vậy, người bán hàng vẫn giữ nguyên những chi tiết đó, đúng như bao đời nay người Huế vẫn ăn. Từ đó cho thấy tình yêu văn hóa xứ sở, quyết tâm gìn giữ bản sắc văn hóa quê hương.
Câu 6 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.
Hướng dẫn trả lời:
- Tôi xin giới thiệu
- Vậy thì cơm hến là gì?
- Tôi nghĩ rằng
- Xin tiếp tục chuyện cơm hến
Câu 7 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Hướng dẫn trả lời:
Đó là cái tôi trữ tình, giàu tình yêu và tự hào về đặc sản cũng như văn hóa quê hương nói chung. Điều dó thể hiện qua sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ về món ăn đặc sản quê hương của nhà văn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
C. Soạn bài Chuyện cơm hến Ngắn nhất: Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay nhất tại đây: Viết về về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống
D. Soạn bài Chuyện cơm hến Chi tiết
>> Xem toàn bộ bài soạn chi tiết nhất tại đây: Soạn Ngữ văn 7 bài Chuyện cơm hến (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
-------------------------------------------------
>> Tiếp theo: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Trên đây là tài liệu Soạn bài Chuyện cơm hến ngắn gọn. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.