Soạn Văn 7 trang 47 Tập 1 Kết nối tri thức Ngắn nhất
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức Ngắn nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Từ gặp thể hiện tình cảm, thái độ của người lính đối với chiếc lá cơm nếp - một biểu tượng gắn liền với một người mà anh vô cùng yêu thương, quý mến
Câu 2 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
(trích Gặp lá cơm nếp)
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Từ "thơm" biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình ấm áp, thân thương - điều mà mỗi khi nhớ về người lính luôn cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu
Câu 3 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Không giống
- Bởi vì:
Mùi vị (trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,…) | Mùi vị (trong mùi vị quê hương) |
Có thể phán đoán được 1 kết quả chính xác, là đáp án chung cho mọi người như chua, cay, mặn, đắng, ngọt... được cảm nhận bằng vị giác, khứu giác | Được cảm nhận bằng cảm xúc, trái tim, không thể phán đoán chính xác bằng một từ ngữ cụ thể hay xác định bằng một giác quan nào. |
Câu 4 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhận xét: cho thấy sự ngang bằng, ngang hàng của mẹ và đất nước trong trái tim người lính
- Hiệu quả: giúp người đọc cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ và đất nước đều rất to lớn, sâu đậm, không thể xóa nhòa hay bỏ đi một bên nào
Câu 5 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
Hướng dẫn trả lời:
Câu | Biện pháp tu từ | Tác dụng |
a | - So sánh (cảm giác... như ai đó đuổi theo đằng sau) | - Tăng sự gợi hình, gợi tả cho câu văn, giúp hình tượng ngọn gió chướng được cụ thể hóa |
- Điệp ngữ (từ "gấp rãi" được lặp lại nhiều lần liên tiếp) | - Nhấn mạnh sự gấp gáp, bận rộn của hoạt động - Tạo nhịp điệu gấp gáp, vội vã cho câu văn | |
- Nói giảm nói tránh (ngày bắt đầu rụng xuống - chỉ sự kết thúc của một ngày) | - Làm tăng tính gợi hình gợi tả cho câu văn - Giúp giảm bớt sự tiếc nuối, buồn bã khi một ngày tuyệt vời đã kết thúc | |
b | - Chuyển đổi cảm giác (âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt) | - Làm tăng tính gợi hình, tăng tính biểu cảm cho câu văn, đồng thời thể hiện sự tinh tế của nhà văn trong miêu tả - Giúp khẳng định sự hiện diện hữu hình khó bỏ qua của âm thanh gió chướng mang lại trong không gian |
- So sánh (âm thanh... như ai đó...) | - Làm tăng sự gợi hình, gợi tả cho câu văn, giúp hình tượng ngọn gió chướng được cụ thể hóa |
Câu 6 trang 47 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong những câu sau, biện pháp tu từ nhân hoá mang lại hiệu quả gì?
a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.
Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp tu từ nhân hóa | Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa | |
a | - Miêu tả sự vật bằng các từ dùng để miêu tả tính cách, hoạt động của con người:
| Giúp cho các sự vật trong thiên nhiên trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn với người đọc. Đồng thời giúp câu thơ trở nên gợi tả, hấp dẫn và có hồn hơn, thu hút người đọc hơn. |
b | - Miêu tả sự vật bằng các từ ngữ dùng để miêu tả con người: gió có hơi thở |