Soạn bài Trở gió Ngắn nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Soạn Văn 7 Trở gió Ngắn nhất - Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Trả lời câu hỏi bài Trở gió Ngắn nhất
Câu 1 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Hướng dẫn trả lời:
- âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè
- nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó
- lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước
- cồn cào, nồng nhiệt, thiệt dịu dàng.
Câu 2 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Hướng dẫn trả lời:
- Những hiểu hiện của tâm trạng nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:
- mừng đó rồi bực đó
- đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết
- cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được
- Lí do: gió chướng là gió Tết, khi gió chướng thổi là gần được sắm quần áo, dép mới rồi
Câu 3 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
Hướng dẫn trả lời:
Vì khi đến mùa gió chướng cũng là lúc mía, vú sữa và dưa hấu chín
Câu 4 trang 45 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Câu cuối trong văn bản "Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?"
- Câu văn gợi cho em suy nghĩ về những trăn trở của một người con xa quê. Giữa những món đồ mang tính biểu tượng của Tết đầy ắp, sung túc, tác giả vẫn nhớ về ngọn gió chướng của quê hương. Với ông, ngọn gió đó là một phần không thể thiếu của quê hương, kí ức và ngày Tết.
>> Xem các đoạn văn mẫu ngắn gọn tại Nêu suy nghĩ của em về câu văn cuối cùng của văn bản Trở gió
Câu 5 trang 45 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
- Hoài niệm và nuối tiếc về những kỉ niệm tuổi thơ đã trôi qua và không thể trở lại trong quá khứ
- Những cung bậc cảm xúc từ vui sướng, mong chờ, hạnh phúc, náo nức của một đứa trẻ cùng mùa gió chướng
- Những buồn bã, nuỗi tiếc, chênh vênh ở hiện tại nơi đất khách quê người
>> Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió
2. Soạn bài Trở gió Kết nối tri thức Chi tiết
>> Xem đầy đủ bài soạn chi tiết nhất tại đây: Soạn Văn 7 ngắn gọn Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư)