Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Cánh Diều

Soạn Văn 7 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều trang 36, 37. Tài liệu hướng dẫn học sau đây giúp các em học sinh soạn văn 7 hiệu quả, từ đó có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Định hướng (trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CD)

a. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống; đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe

b. Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em chú ý:

- Xác định được vấn đề cần có ý kiến

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu,... (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể

Thực hành (trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CD)

Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

Trả lời

- Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày

Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau

- Nội dung chính: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định.

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản

Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng… Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là… Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là…

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước

Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước

Yêu tiếng mẹ đẻ cũng được coi là biểu hiện của lòng yêu nước…

- Kết thúc: Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay

Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, hành động… khác nhau

Bài văn mẫu

Qua ba văn bản được học “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), ta nhận thấy những văn bản này đều được viết liên quan đến tinh thần yêu nước. Tuy nhiên, mỗi văn bản lại có một cách thể hiện rất khác nhau, cụ thể như sau:

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

Trong đoạn trích “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được lột tả qua tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha – men, dân làng, và đặc biệt là cậu bé Phrang. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Khác với “Buổi học cuối cùng”, ở “Dọc đường xứ Nghệ” là những câu chuyện lịch sử được cụ Phó bảng kể lại cho các con thông qua các địa danh mà cha con đã đi qua. Nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du…

Cuối cùng, trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” hb là những khác họa của tác giả về một nhân vật mang đaạm nét tính cách của người dân Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực. Hành động chế vũ khí, bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng. Với lòng căm thù giặc, quyết không để mất nước chú đã tự tay chế tạo nỏ. Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc không phải là hành động nhưng vẫn là những biểu hiện của lòng yêu nước. Một người cha hiểu biết về những câu chuyện lịch sử, những địa danh đang tồn tại của địa phương. Những người con luôn muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị lịch sử của dân tộc. Và với buổi học cuối cùng thì lòng yêu nước được thể hiện qua việc yêu tiếng mẹ đẻ. Bởi chừng nào còn được sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chừng đó dân tộc đó còn nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù.

Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện qua nhiều cách thức, hành động khác nhau.

Tham khảo thêm các bài viết tại đây: Ý kiến của em về lòng yêu nước trong các văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ và Buổi học cuối cùng

..................................

Bài tiếp theo: Tự đánh giá Bố của Xi-mông

Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Soạn Văn 7 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp các bài Soạn Văn 7 theo từng đơn vị bài học, giúp các em dễ dàng chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 khác như Văn mẫu lớp 7 và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... Tài liệu được cập nhật liên tục giúp các em có nguồn tài liệu học tập hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Đánh giá bài viết
8 4.278
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hà Vy
    Hà Vy

    hb là gì vậy?



    Thích Phản hồi 00:52 02/10

    Ngữ văn 7 tập 1 CD

    Xem thêm