Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang
Soạn Văn 7 bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang
VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Soạn Văn 7 bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang sách Cánh diều bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 trang 110, 111, 112 sách Cánh diều. Tài liệu hướng dẫn học sau đây giúp các em học sinh soạn văn 7 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Soạn Văn 7 bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang phần Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động Hướng dẫn trả lời:
Vật dân tộc là một trò chơi thể thao, vui khỏe thi tài của nam giới, giàu tinh thần thượng võ. Nơi diễn ra các cuộc đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, được gọi là “sới vật”. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào đúng sáng ngày đấu. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án, sau đó là màn “vật lễ” giữa các đô vật nhà mang tính chất mở hội rồi mới đến màn đấu vật chính thức. Giải thưởng cho các đô vật có nhiều loại, có giải chính, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc dành cho người thắng suốt trong những ngày Hội.
Soạn Văn 7 bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang phần Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
“Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chú ý những quy định của keo vật thờ
Hướng dẫn trả lời:
- Những quy định của keo vật thờ:
+ Lựa chọn đô vật: để được chọn là đô vật cho keo vật thờ, đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.
+ Nghi lễ bái tổ: Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu… Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.
+ Nghi thức “xe đài”: Nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.
+ Diễn biến keo vật thờ: Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn … Tất cả được 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?
Hướng dẫn trả lời:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:
- Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”
- Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”
- Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”
- Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,...
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Mục đích của keo vật thờ là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Mục đích của keo vật thờ là giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”
Hướng dẫn trả lời:
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc hiểu được nội dung chính của văn bản sẽ nói tới những điểm đặc trưng, nổi bật ở hội vật nơi đây.
- Sới vật là địa điểm tổ chức hội vật, ở đây khoảng đất trống dành làm nơi đấu vật.
- Hội vật là lễ hội truyền thống của dân tộc ở lễ hội này sẽ tổ chức cuộc thi chính là đấu vật.
Câu 2 (trang 112 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Theo văn bản để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau:
+ Lựa chọn đô vật
+ Nghi lễ bái tổ
+ Nghi thức “xe đài”
+ Keo vật thờ
Câu 3 (trang 112 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
Hướng dẫn trả lời:
- “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự sau: Các đô vật được lựa chọn bắt đầu nghi lễ bái tổ, nghi lễ “xe đái” và thực hiện keo vật thờ.
- Quy định của keo vật thờ là:
+ 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.
+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Câu 4 (trang 112 SGK Ngữ văn 7 Tập 1):
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật ? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật ở Bắc Giang
Hướng dẫn trả lời:
- Văn bản giúp em hiểu thêm về “sới vật” – sàn đấu của keo vật – cùng những ý nghĩa văn hóa ẩn sâu đằng sau nó về âm dương đất trời. Bên cạnh đó em còn được biết đến quy trình của một “keo vật thờ” vừa mang ý nghĩa tâm linh kết nối với thần linh, vừa truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống của đất và người.
- Ở vùng cao Thanh Hóa, mỗi độ Tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mường, Thái lại tổ chức lễ hội tung còn. Đây là dịp đề người dân vui chơi, giao lưu kết bạn, thậm chí là giao duyên. Trước khi mở màn thi đấu, trọng tài thường là một cụ cao niên có uy tín trong vùng sẽ đặt hai quả còn to nhất lên mâm để làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn. Khi phần lễ kết thúc, hai đội nam nữ sẽ mặc trang phục truyền thống để thi tung còn trên bãi cỏ rộng.
....................
Trên đây là Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang Cánh diều. Mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 7 tập 1 CD để tham khảo những bài soạn tiếp theo nhé. Hy vọng thông qua tài liệu soạn Văn 7 này, các em học sinh sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.
Ngoài tài liệu trên, VnDoc cũng đã biên soạn lời giải cho các các môn học khác sách Cánh Diều như Ngữ văn 7 CD, Khoa học tự nhiên 7... Mời các bạn tham khảo để có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng cho tất cả các môn học nhé.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây: