Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Soạn Văn 7 bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ sách Cánh diều bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong sgk Ngữ văn 7 tập 1 trang 53 Cánh diều. Tài liệu Soạn Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi, từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn văn 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

1. Định hướng (trang 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

2. Thực hành (trang 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài tập: Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn văn 1: Bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một bài thơ viết về người mẹ với những hình ảnh đối lập giàu sức biểu cảm. Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh "mẹ" và "cau": "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng", "Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già. Các khổ thơ cứ nối tiếp nhau với hai hình ảnh song song là mẹ và cau ấy. Để rồi tiếp theo đó, tác giả miêu tả mẹ gián tiếp bằng cách so sánh: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Cách miêu tả này không những gây xúc động mà còn tinh tế và có thể coi là một cách để chủ thể trữ tình lảng tránh khỏi nỗi buồn của chính mình trước hình ảnh mẹ đã già. Cả bài thơ với hai hình ảnh đối sánh là "mẹ" và "cau" đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Đoạn văn 2: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa:

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Đoạn văn 3: Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ

Đọc bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, em lại thêm ấn tượng với hình ảnh ông đồ già. Theo sự tuần hoàn, khi hoa đào mùa xuân nở, ta lại thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện bên "mực tàu, giấy đỏ". Trong không khí náo nhiệt, tưng bừng của Tết, người đi chơi xuân dừng bước, ghé lại thưởng thức và ngưỡng mộ, tấm tắc trước nét chữ "Như phượng múa, rồng bày" của ông đồ già. Nhưng thời thế thay đổi, Nho học suy vi và đi vào quá khứ, con người cũng theo đó mà quên đi những giá trị tốt đẹp khi xưa. Xuân lại đến, ông đồ ngồi cô đơn, lẻ loi cùng "giấy đỏ", "mực tàu", "nghiên bút". Cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng, trở nên lạnh lẽo, đìu hiu, buồn bã "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay". Không còn ai nhớ tới hình bóng ông đồ già bên những cành đào hồng thắm. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" như lời thương xót, tiếc nuối cho một lớp người tài hoa nhưng do thời thế thay đổi mà dần đi vào lãng quên. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu", so sánh "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" mang đến hình ảnh hoài niệm về ông đồ già. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước những con người tài hoa, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Tham khảo thêm: Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 tập 1 CD

    Xem thêm