Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Bảo vệ di sản văn hóa
Bảo vệ di sản văn hóa là nội dung được học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7 học ki 2. Đây là phần nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi đề thi học kì 2 môn GDCD, vì vậy các em học sinh cần lưu ý nắm vững kiến thức và bài tập này. Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa do VnDoc đăng tải sẽ cung cấp cho các em những phần nội dung chính, quan trọng và các bài tập liên quan, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả.
A. Lý thuyết bài 15 môn GDCD 7
1. Khái niệm:
- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:
- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.
2. Ý nghĩa:
- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
3. Những qui định của pháp luật:
- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
- Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.
- Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.
- Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.
- Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.
*HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ, những hành vi nào phá hoại di sản văn hóa?
(1) Đập phá các di sản văn hóa
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp
(3) Phát hiện, đem nộp cổ vật cho cơ quan có trách nhiệm
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu
(11) Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
(12) Giúp cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tích văn hóa
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất cả các di tích đã được xếp hạng.
Trả lời:
Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa: 3, 7, 8, 9, 11, 12
Hành vi phá hoại di sản văn hóa: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13
2. Trong một lần đi thăm quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn đồng tình, vì theo họ, việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào
Em có đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Dung vì: Hằng ngày có biết bao khách du lịch đến thăm quan, nếu người nào cũng khắc, cũng viết tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đã không còn có ý nghĩa.
Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ hủy hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
3. Em có biết Luật di sản văn hóa Việt Nam ra đời ngày, tháng, năm nào không?
Trả lời:
Luật di sản văn hóa Việt Nam ra đời ngày 29/6/2001
4. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?
Trả lời:
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
- Không vứt rác bừa bãi
- Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật, di vật
- Tham gia các lễ hội truyền thống
- Tôn trọng, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình
5. Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản thế giới?
Trả lời:
Những di sản của Việt Nam được UNESCO xếp loại là di sản thế giới:
- Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ
- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An
- Di sản tư liệu: Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn bản Hán tự chùa Vĩnh Nghiêm
6. Có ý kiến cho rằng, trong số các di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta chỉ cần đầu tư công sức để bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến thăm quan, mang lại nguồn lợi kinh tế; còn các di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia thì không cần phải quan tâm bảo vệ vì những thứ này chỉ để trưng bày, không mang lại lợi ích kinh tế
Theo em, quan điểm trên đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Ý kiến trên là sai. Bởi vì di sản văn hóa phi vật thể nói chung, cổ vật bảo vật quốc nói riêng cũng mang trong mình ý nghĩa lịch sử, văn hóa và khoa học hết sức lớn lao và góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ đó, các di sản văn hóa phi vật thể cũng cần được gìn giữ và lưu truyền một cách cẩn thận để các thế hệ sau được chiêm ngưỡng và tiếp tục làm giầu có thêm tài sản văn hóa tinh thần của dân tộc.
B. Trắc nghiệm bài 15 môn GDCD 7
Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đáp án: D
Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Đáp án: A
Câu 3: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Đáp án: D
Câu 4: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Đáp án: C
Câu 5: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Đáp án: D
Câu 6: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
Đáp án: B
Câu 7: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
Đáp án: A
Câu 8: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Đáp án: C
Câu 9: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?
A. Mộc bản triều Nguyễn.
B. Châu bản triều Nguyễn.
C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 10: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Giấu không cho ai biết.
Đáp án: A
Câu 11: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?
A. Bảo vật quốc gia
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di sản thiên nhiên
D. Di tích lịch sử - văn hóa
Đáp án: D
Câu 12: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở đâu
A. Phú Thọ
B. Thừa Thiên Huế
C. Quảng Bình
D. Quảng Nam
Đáp án: C
Câu 13: Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ở đâu?
A. Phú Thọ
B. Quảng Nam
C. Quảng Bình
D. Thừa Thiên Huế
Đáp án: B
Câu 14: Vịnh Hạ Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Di sản thiên nhiên
Đáp án: D
Câu 15. Đâu là di sản văn hóa phi vật thể
A. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long
B. Nhã nhạc cung đình Huế
C. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Quần thể danh thắng Tràng An
Đáp án: B
Câu 16: Các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận của Việt Nam
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Dân ca quan họ
C. Ca trù
D. Tất cả đáp án đúng
Đáp án: A
Câu 17: Đâu không phải di sản văn hóa vật thể
A. Phố cổ Hội An
B. Thành nhà Hồ
C. Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc
D. Hoàng thành Thăng Long
Đáp án: C
Câu 18: Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ
A. Một đến năm năm
B. Hai đến bốn năm
C. Một đến ba năm
D. Một đến bốn năm
Đáp án: A
Câu 19: Là học sinh, em cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa
A. Sờ đầu rùa tại Văn miếu Quốc tử giám để thi cử đỗ đạt
B. Sờ các bức tượng phật để cầu may mắn tại chùa Bái Đính
C. Tuyên truyền cho người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ di sản, quảng bá rộng rãi vẻ đẹp di sản nước nhà ra bạn bè quốc tế
D. Khắc tên để lại dấu ấn trên di sản
Đáp án: C
Câu 20: Di sản văn hóa ở miền Trung được UNESCO công nhận
A. Phong Nha-Kẻ Bàng
B. Cố đô Huế
C. Thành nhà Hồ
D. Tất cả đáp án đúng
Đáp án: D
Câu 21: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:
A. di tích lịch sử - văn hóa
B. di sản văn hóa vật thể
C. di sản văn hóa phi vật thểD. danh lam thắng cảnh
Đáp án: C
Câu 22: Những sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
A. di sản văn hóaB. thành tựu văn hóa
C. truyền thống văn hóa
D. giá trị văn hóa
Đáp án: A
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
- Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.