Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng

Giải bài tập Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 3 trang 11

a) Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm - tác giả câu chuyện trên?

Trả lời:

- Rô-be muốn giữ lời hứa của mình và chứng minh mình không phải là người dối trá.

- Rô-be là người giàu tự trọng, không để cái nghèo làm hạ nhân phẩm của mình.

- Không muốn người khác coi thường hai anh em, dù chết cũng phải chết trong sự trong sạch.

b) Việc làm đó thể hiện đức tính gì?

Trả lời:

Việc làm của Rô-be thể hiện sự trong sạch, không dối trá. Là minh chứng cho đức tính tự trọng.

c) Hành động của Rô-be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì sao?

Trả lời:

Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Lúc đầu, ông nghi ngờ, không tin tưởng. Khi biết sự thật, ông trở nên sững sờ, đau nhói lại, tin tưởng và có phần khâm phục về một tâm hồn cao thượng.

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 3 trang 11, 12

a) Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Hành vi có tự trọng là: (1) và (2).

(1) Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Việc làm này thể hiện sự tự tôn, tự trọng, dù biết sẽ bị điểm kém nhưng không quay cóp, không nhìn bài, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất đi sự tự trọng.

(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. Việc làm này thể hiện sự cố gắng, tôn trọng lời hứa của bản thân, coi trọng chữ tín.

b) Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

- Việc làm thể hiện tính tự trọng:

+ Hường chấp nhận điểm kiểm tra miệng kém chứ không nghe bạn nhắc bài.

+ Lan nhặt được ví tiền nhưng không tò mò mở ra xem, cũng không lấy ma tìm người trả lại.

- Việc làm thiếu tự trọng:

+ Trí nhờ bạn chép lời giải vào vở bài tập và nộp cho cô để được điểm.

+ An thường nói xấu những bạn An không thích để chia rẽ tình cảm các bạn trong lớp.

c) Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

Trả lời:

- Cư xử cho đàng hoàng, đúng mực.

- Biết giữ lời hứa, nói là phải làm.

- Luôn làm trong nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó.

- Không để người khác phải chê trách, nhắc nhở.

- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

d) Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.

Trả lời:

Em hãy kể lại một câu chuyện mà em được nghe, em chứng chiến trong gia đình, làng xóm, trong trường.

đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.

Trả lời:

“Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”

“Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng”

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

“Chết đứng còn hơn sống quỳ”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 7 ngắn nhất

    Xem thêm