Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 2
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 2: Trung thực
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 2 trang 7
a) Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?
Trả lời:
Mi-ken-lăng-giơ có thái độ tức giận khi Bra-man-tơ tìm mọi thủ đoạn cản trở việc xây mộ của ông, làm hại đến danh tiếng của ông. Nhưng Mi-ken-lăng-giơ đã đánh giá rất trung thực, khách quan về Bra-man-tơ “Không một ai thời cổ có thể sáng bằng”
b) Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chúng tỏ ông là người như thế nào?
Trả lời:
Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy là do: ông biết nhìn nhận sự thật, sống khiêm tốn, tự nhìn nhận bản thân và tôn trọng tài năng của người khác, trung thực khi đánh giá sự việc.
Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người trung thực, tôn trọng sự thật, tôn trọng tài năng của người khác (dù đó là kẻ thù của mình).
c) Em hiểu thế nào là trung thực?
Trả lời:
Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình nhắc khuyết điểm.
Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 2 trang 8
a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?
Trả lời:
Hành vi nào thể hiện tính trung thực: (4), (5), (6). Bởi vì:
(4) Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. Đây là việc làm tốt vì giúp đỡ được bạn, để bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa.
(5) Dũng cảm nhận lỗi về mình. Đây là hành động đẹp, biết nhìn nhận lỗi lầm, không e ngại, giấu diếm, dám làm dám chịu.
(6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất. Việc làm này có ý nghĩa đạo đức, nhân văn sâu sắc, không lấy những thứ không phải của mình, không tham lam, không gian dối.
b) Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
Trả lời:
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì họ chỉ sống được một thời gian ngắn. Việc bác sĩ giấu họ sẽ như một liều thuốc ngọt ngào để họ ra đi được thanh thản, không lo nghĩ, không sợ hãi. Việc làm này của bác sĩ mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
c) Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày
Trả lời:
- Việc làm thể hiện tính trung thực:
+ Khi vi phạm nội quy của nhà trường, tự giác nhận lỗi.
+ Khi bạn quay cóp thì tố giác với giám thị.
+ Dừng xe khi có hiệu lệnh của công an giao thông, chấp hành phạt (nếu có)
- Việc làm thiếu trung thực:
+ Quay cóp, xem trộm bài làm của bạn.
+ Nói dối bố mẹ để xin tiền đi chơi game, mua đồ ăn vặt.
+ Lấy trộm đồ của người khác mà không dám nhận.
d) Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?
Trả lời:
- Ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt, không che giấu khuyết điểm của mình.
- Tôn trọng bạn bè, thầy cô, không nói dối, nói xấu bạn bè.
- Biết xin lỗi khi có lỗi với bố mẹ, thầy cô. Cảm ơn khi được sự giúp đỡ.
đ) e) Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm mội đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)
Trả lời:
“Cây ngay không sợ chết đứng”
“Của phi nghĩa có giàu đâu”
“Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền”
“Thẳng mực thì đau lòng gỗ”
“Thuốc đắng giã tật
Sự thật mất lòng”