Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài lớp 7: Bài làm thơ lục bát

Soạn bài: Bài làm thơ lục bát

Soạn bài lớp 7: Bài làm thơ lục bát được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

I. LUẬT THƠ LỤC BÁT

Câu hỏi: Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

a- Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát.

b- b- Kẻ sơ đồ trang 156 SGK vào vở và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao vào các ô.

c- Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8.

d- Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng băng, trắc, trầm, bổng và cách ngắt nhịp trong câu).

Gợi ý:

a- Quan sát bài ca dao trên, ta nhận thấy: Một cặp thơ lục bát thường có hai dòng. Dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ nên gọi là lục bát.

b- Ta có thể điền như sau:

Anh đi anh nhớ quê nhà

B B B T B B

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

T B B T T B B B

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

T B T T B B

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

T B T T B B B B

c- Qua sơ đồ trên ta thấy: Trong câu 8 tiếng, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.

d- Như vậy có thể khẳng định lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. Luật lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng sắp xếp theo mô hình chung (B: bằng; T: trắc; V: vần); chưa tính đến các dạng biến thể:

Tiếng

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

6 - B - T - B V

8 - B - T - BV - BV

Với mô hình trên, chúng ta còn dễ dàng nhận thấy các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc (đánh dấu -). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, tiếng thứ 6 là bổng thì tiếng thứ 8 là trầm và ngược lại.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nôi tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó?

Gợi ý: HS có thể điền các cụm từ: Ở nhà, ghi tên hàng đầu vào chỗ trống hai từ này phù hợp với nội dung của từng câu thơ và đảm bảo về cách gieo vần.

- Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong

- Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp ghi tên hàng đầu.

Bài tập 2. Cho biết các câu thơ lục bát sau sai ở đâu và sửa cho đúng luật.

Gợi ý:

Câu lục bát thứ nhất sai ở: Tiếng thứ 6 của câu 8 (bòng) không gieo vần đúng luật đã quy định (tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8). Nên sửa lại như sau:

Vườn em cây quý đủ loài

Có cam, có quýt, có xoài, có na.

- Cặp thơ lục bát thứ hai sai ở: Tiếng thứ 6 của câu 8 (lên) không vần với tiếng thứ 6 của câu 6. Nên sửa lại như sau:

Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Làm thơ lục bát bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Làm thơ lục bát

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm