Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mạch lạc trong văn bản là gì?

Mạch lạc trong văn bản là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7, để giúp các bạn hiểu hơn về mạch lạc trong văn bản, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VnDoc nhé. Thông qua tài liệu, các bạn sẽ hiểu được mạch lạc trong văn bản là gì, Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc, ngoài ra còn có một số bài tập vận dụng đi kèm cho các bạn dễ hình dung hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Liên kết trong văn bản là gì?

Liên kết trong văn bản là việc sử dụng các phương tiện liên kết như từ, ngữ nghĩa, câu để nối kết các câu, các phần, các đoạn… trong văn bản lại với nhau.

Các phương tiện liên kết gồm có 3 loại sau:

  • Phép lặp: sử dụng các từ ngữ lặp lại nhiều lần để liên kết câu.
  • Phép nối: Sử dụng các từ có quan hệ nối câu như các cụm từ tóm lại, bởi vì, nhưng…
  • Phép thế: Sử dụng những từ có chung ý nghĩa để tránh lỗi lặp từ quá nhiều lần.

Nói đơn giản thì một đoạn văn thường có phần mở bài, thân bài, kết bài tuy nhiên để người đọc hiểu được nghĩa của toàn bộ đoạn văn thì các phép liên kết trong văn bản là điều kiện cần đoạn văn hoàn chỉnh nhất.

Mạch lạc trong văn bản là gì?

Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.

Ví dụ: Cấu tạo một chiếc điện thoại thông minh thì bố cục là các phần như màn hình, camera, bàn phím, thẻ nhớ… còn mạch lạc là các vi mạch giúp các bộ phận trên điện thoại hoạt động được.

Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc

  • Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
  • Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
  • Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

Bài tập về mạch lạc trong văn bản

Bài 1: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,… Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

VB Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến rất nhiều vấn đề như: miêu tả hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hoà,… nhưng đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là hạt dẻ và rừng dẻ Trùng Khánh, món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa thu, có nhiều công dụng và lợi ích đối với cuộc sống của con người. Vì thế, VB đảm bảo tính mạch lạc.

Bài 2

Đề bài: Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của: Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Đáp án:

Tất cả các phần, các câu, các đoạn, các chi tiết trong văn bản này đều hướng về một chủ đề duy nhất là hình ảnh người mẹ. Một người mẹ đã hy sinh tất cả vì con mình và nó có ý nghĩa thiêng liêng vô cùng to lớn, cao cả trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Trình tự sắp xếp trong đoạn văn trên là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài 3

Hãy tìm tính mạch lạc trong đoạn thơ ” Lão nông và các con” – (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

………..

Trước khi từ giã trần gian

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

Đáp án:

Tất cả các câu, các đoạn đều hướng đến chủ đề “lao động là vàng”, lao động sẽ tạo ra của cải, vật chất.

Mối quan hệ trình tự trong đoạn thơ trên là quan hệ nhân quả. Vì trước khi ông bố qua đời đã dặn kĩ các con là dưới đất có vàng, và hãy lao động bằng sức mình để tạo ra của cải, vật chất.

Bài 4: “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. …. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

Đáp án:

Vẽ lên một bức tranh quan cảnh ngày mùa rất là trù phú, đầm ấm, tươi sáng và tất cả các chi tiết trong đoạn trích đều hướng về quang cảnh ngày mùa tươi sáng.

Quan hệ trình tự trong đoạn văn trên là theo trình tự không gian, từ cao xuống thấp, từ gần đến xa.

Một số bài trắc nghiệm

Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

A. Dòng nhựa sống trong một cái cây

B. Mạch máu trong một cơ thể sống

C. Mạch giao thông trên đường phố

D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 2: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm

B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt

D. Cả B và C đúng ều đúng

Câu 3: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt

B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản

C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc à gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

D. Cả A và C

Câu 4: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :

1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.

2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.

3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.

4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.

5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.

6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.

7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .

8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.

A. 5-6-7-4-2-1-8-3

B. 3-4-7-8-6-5-2-1

C. 5-6-8-1-2-7-4-3

D. 5-6-7-4-1-8-3-

Câu 5: Một văn bản có tính mạch lạc là

A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản

B. Có chủ đề thống nhất

C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch

D. Cả A,B,C

..................

Ngoài tài liệu Mạch lạc trong văn bản là gì? mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7, Đề thi giữa kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
59
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm