Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẹ tôi

Lý thuyết Ngữ văn 7: Mẹ tôi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Mẹ tôi

a) Tác giả

- Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý.

- Tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.

- Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái.

- Ông có một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại.

b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản “Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” (1886).
- Thể loại: Văn bản nhật dụng.
- Thuộc thể loại thư từ – biểu cảm.

c) Tóm tắt nội dung

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.

d) Bố cục

Chia làm 3 phần

- Mở đoạn. Từ đầu..."sẽ có ngày mất con": Tình yêu thương của người mẹ dành cho En-ri-cô.

- Thân đoạn. Tiếp theo..."yêu thương đó": Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.

- Kết đoạn. Còn lại: Lời nhắn nhủ của người bố.

2/ Đọc - hiểu văn bản Mẹ tôi

- Hoàn cảnh người bố viết thư

+ En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà.

+ Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.

a) Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô

- Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở sợ mất con.

- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con.

- Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.

- Yêu thương con sâu sắc

- Dịu dàng và hiền hậu.

- Giàu đức hi sinh và hết lòng tận tụy vì con

→ Dành hết tình yêu thương cho con, quên mình vì con.

→ Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con suốt cuộc đời.

⇒ Phẩm chất cao đẹp, xứng đáng để chúng ta tôn thờ, kính trọng.

b) Tâm trạng, thái độ của người bố đối với En- ri-cô

- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.

+ Bố không thể nén cơn tức giận.

+ Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?

+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.

- Gợi lại hình ảnh lớn lao và cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.

→ Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ, mong muốn con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.

c) Lời khuyên của bố

- Yêu cầu con sửa lỗi lầm.

+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ.

+ Con phải xin lỗi mẹ.

+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con.

→ Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc.

⇒ En-ri-cô có một người cha mẫu mực, sâu sắc, thấu hiểu đạo lý.

* Tổng kết

Nội dung: Với giọng văn tha thiết nhưng nghiêm khắc cùng với cách diễn đạt độc đáo, nhà văn đã giúp chúng ta cảm nhận được “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp, ca ngợi vẻ đẹp cao cả, giàu đức hi sinh của người mẹ, vẻ đẹp mẫu mực của người cha và cho ta bài học sâu sắc về đạo làm con.

Nghệ thuật

- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.

- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

Ý nghĩa văn bản

- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.

- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

3/ Bài tập minh họa tác phẩm Mẹ tôi

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài văn "Mẹ tôi" của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi.

a)  Mở bài

- Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Bài văn "Mẹ tôi" trích từ cuốn "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

b) Thân bài

- Lỗi lầm của En-ri-cô

+ Ham chơi hơn ham học.

+ Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

- Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

+ Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.

+ Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.

+ Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…

+ Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

- Lời khuyên thấm thía của người cha:

+ Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.

+ Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.

+ Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

+ Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.

c) Kết bài

- Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

- Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Mẹ tôi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, bài học được rút ra từ của tác phẩm Mẹ tôi…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Mẹ tôi. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
8 11.505
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm