Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

a/ Tác giả

- Hạ Tri Chương (659 - 744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khánh.

- Người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang).

- Ông đỗ tiến sĩ năm 695, học tập và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm.

- Ông là bạn vong niên với Lí Bạch.

- Hạ Tri Chương tính tình phóng khoáng, thích uống rượu, làm thơ. Là thi sĩ lớn đời Đường.

- Tác phẩm còn để lại 20 bài, trong đó có bài "Hồi hương ngẫu thư" nổi tiếng.

b/ Tác phẩm

- Thể thơ

+ Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .

+ Hai bản dịch thơ đều thành thể lục bát dân tộc

+ Nhịp lẻ: 4/3, câu cuối: 2/5.

+ Gieo vần: Câu 1 và câu 2. Vần "ôi".

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 744, lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương từ quan về quê và đã sáng tác bài thơ này sau trên 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An.

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.

- Bố cục: Chia làm 2 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): Tình cảm quê hương của tác giả

+ Phần 2 (2 câu sau): Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

- Nhan đề bài thơ

+ "Ngẫu nhiên viết" chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên.

+ Từ "ngẫu" không làm giảm giá trị của bài thơ mà còn làm tăng ý nghĩa của bài lên gấp bội.

2/ Đọc - hiểu văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

a/ Tình cảm quê hương của tác giả

"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi".

- Nghệ thuật đối rất chỉnh

+ Thiếu tiểu (trẻ nhỏ ) >< lão đại (già, lớn).

+ Li (đi) >< hồi (về)

+ Hương âm (giọng quê) >< mấn mao (tóc mai)

+ Vô cải (không đổi) >< tồi (thay đổi)

- Lời kể của tác giả về quãng đời xa quê, làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già)

+ Sự thay đổi của nhà thơ về: Vóc dáng, tuổi tác, mái tóc.

+ Không đổi: Giọng nói quê hương.

- Ý nghĩa

+ Chi tiết thực.

+ Chi tiết tượng trưng

+ Làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương

+ Đi suốt cuộc đời vẫn nhớ về quê hương.

+ Đã thay đổi về vóc người, tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi.

- Sử dụng phương thức: Kể và tả (kể là chính)

→ Tình cảm buồn, bồi hồi, gắn bó với quê hương trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.

b/ Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức.

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"

- Tình huống bất ngờ: Trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.

- Lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh ẩn chứa giọng điệu bi hài hóm hỉnh, với câu hỏi tu từ.

- Hình ảnh đối lập

+ Trẻ nhỏ: Tươi vui, hớn hở

+ Nhà thơ: Xót xa, sầu muộn

- Tâm trạng của nhà thơ

+ Trước: Ngạc nhiên

+ Sau: Buồn tủi

→ Cảm giác ngỡ ngàng, thấm thía, ngậm ngùi, xót xa khi bị coi như khách lạ ngay trên mảnh đất quê hương.

* Tổng kết

Nội dung: Từ niềm vui pha chút ngậm ngùi của người trở về cố hương sau bao năm xa cách, bài thơ cho thấy tình quê hương thầm kín mà sâu nặng của tác giả.

Ý nghĩa: Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.

Nghệ thuật

- Từ ngữ mộc mạc giản dị.

- Sử dụng phép đối.

- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.

Ghi nhớ: Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

3/ Bài tập minh họa tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của Hạ Tri Chương.

1/ Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

+ Hạ Tri Chương làm quan thời nhà Đường, ông sống biền biệt xa quê 50 năm, tới năm 86 tuổi mới trở về quê.

+ Bài thơ này ra đời lúc ông mới đặt chân trở về quê nhà.

2/ Thân bài

- Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

+ Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

+ Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

+ Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

+ Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

+ Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

- Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

3/ Kết bài

- Cảm xúc chung về tác phẩm.

- Tình cảm của người viết đối với quê hương.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, bài học được rút ra từ tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm