Mạch lạc trong văn bản
Lý thuyết Ngữ văn 7: Mạch lạc trong văn bản được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.
Bài: Mạch lạc trong văn bản
I. Kiến thức cơ bản bài Mạch lạc trong văn bản
Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc. Một văn bản có tính mạch lạc khi:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được trình bày theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
II. Bài tập vận dụng bài Mạch lạc trong văn bản
Hãy tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan
Tính mạch lạc trong văn bản Cổng trường mở ra (Lí Lan)
Tính mạch lạc từ chủ đề đến nội dung:
- Chủ đề: tấm lòng, sự yêu thương tha thiết của người mẹ đối với đứa con, nói lên vai trò to lớn của nhà trường với tuổi thơ của đứa trẻ và con người.
Nội dung: tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của đứa con
Suy ngẫm của người mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ
Cách trình bày các phần của văn bản diễn ra theo trình tự hợp lý:
- Hành động của đứa con trước ngày khai trường
Hành động, tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
- Người mẹ nhớ tới ngày khai trường đầu tiên của mình
- Từ nền giáo dục của Nhật, mẹ liên hệ tới nền giáo dục Việt Nam, nêu rõ vai trò to lớn của nhà trường với thế hệ trẻ
→ Nội dung văn bản trình bày thứ tự giữa các phần nhất quán, rõ ràng
→ Văn bản có tính mạch lạc, sáng rõ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Mạch lạc trong văn bản cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.