Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ đồng nghĩa

Lý thuyết Ngữ văn 7: Từ đồng nghĩa gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa: những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp, khi nói và viết cần chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan, sắc thái biểu cảm.

- Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

II. Bài tập vận dụng bài Từ đồng nghĩa

Bài 1: Tìm các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:

Nhà thơ, loài người, người xem, người nghe, cùng năm, cùng quê, nước ngoài.

Gợi ý

Từ thuần ViệtTừ Hán Việt
Nhà thơThi nhân
Loài ngườiNhân loại
Người xemKhán giả
Người ngheThính giả
Cùng nămĐồng niên
Cùng quêĐồng hương
Nước5 ngoàiNgoại quốc

Bài 2: Chữa lỗi dùng từ sai trong các ví dụ sau

- Triển lãm có trình bày nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của các họa sĩ nổi tiếng.

- Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống ích kỉ, không biết giúp đỡ, bao che cho những người yếu thế.

Gợi ý

Từ dùng sai từ trình bày, thay bằng từ “trưng bày”

Từ dùng sai từ bao che, thay bằng từ “bao bọc”

Bài 3: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ sau:

- Chết, toi, từ trần

- Ăn, chén, xơi

- Vợ, phu nhân

Gợi ý

- Chết: sắc thái nghĩa trung tính

+ Toi: sắc thái nghĩa suồng sã

+ Từ trần: sắc thái nghĩa trang trọng

- Ăn: sắc thái nghĩa trung tính

+ Chén: sắc thái nghĩa suồng sã

+ Xơi: sắc thái nghĩa trang trọng

- Vợ: sắc thái nghĩa trung tính

+ Phu nhân: sắc thái nghĩa trang trọng

Với nội dung bài Từ đồng nghĩa các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại của từ đồng nghĩa được dùng trong các văn bản thường dùng...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Từ đồng nghĩa cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm