Bài ca Côn Sơn

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Bài ca Côn Sơn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Giới thiệu chung tác phẩm Bài ca Côn Sơn

a/ Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu Ức Trai.

- Quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây.

- Ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có

+ Danh thần bậc nhất trong "Bình Ngô phục quốc"

+ Người đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1980).

- Ông để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Bao gồm các tác phẩm tiêu biểu như:

+ Bình Ngô đại cáo

+ Ức Trai thi tập

+ Quốc Âm thi tập

+ Quân trung từ mệnh tập

- Cuộc đời nhiều thăng trầm, chịu án oan thảm khốc vào bậc nhất trong lịch sử (tru di tam tộc). Sau này, chính vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và ca ngợi "Ức Trai tam thượng quang khuê tảo"

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác lúc ông cáo quan về quê ở ẩn ở Côn Sơn (1437 - 1442)

- Thể thơ:

+ Nguyên tác: Thơ chữ Hán

+ Bản dịch: Thể thơ lục bát

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

2/ Đọc – hiểu văn bản Bài ca Côn Sơn

a/ Cảnh vật Côn Sơn

- Âm thanh: Suối chảy rì rầm/ như cung đàn cầm

- Cảnh vật

+ Đá rêu phơi/ như ngồi chiếu êm

+ Thông mọc như nêm

+ Rừng trúc bóng râm xanh mát

- Nét độc đáo của bức tranh qua cảm nhận thi sĩ

+ Cảnh vật được miêu tả bằng thủ pháp so sánh giàu sức gợi.

+ Bức tranh có sự kết hợp giữa âm thanh và màu sắc.

+ Hình ảnh được lựa chọn miêu tả: thông, trúc – loài cây tượng trưng cho Côn Sơn, biểu trưng của sự thanh cao

→ Thể hiện cảnh sắc thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy đưa tới cảm giác rất thanh cao, mát mẻ và trong lành

⇒ Gợi vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, khoáng đạt, yên tĩnh và nên thơ: Có âm thanh sống động hồn người, có sắc xanh bất tận bao la hùng vĩ của cây rừng Côn Sơn

⇒ Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn. Gợi cảm giác của cõi yên tĩnh, tu dưỡng tâm hồn.

b/ Con người giữa cảnh vật Côn Sơn

- Đại từ “ta”

+ Xuất hiện liên tiếp (5 lần), liền mạch, tạo cấu trúc chặt chẽ (1 câu tả cảnh, 1 câu chỉ hành động “ta”) -> tạo nên giọng điệu trữ tình của đoạn thơ.

+ Làm nổi bật sự có mặt của con người trước thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn; gợi tư thế ung dung tự tại

+ "Ta": Nghe suối chảy

+ "Ta": Ngồi trên đá

+ "Ta": Tìm nơi bóng mát

+ "Ta": Lên ta nằm

+ "Ta": Ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát

- Sử dụng hàng loạt động từ "nghe", "ngồi", "tìm", "nằm", "ngâm" khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.

- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

+ Gắn bó, giao hòa nhưng con người không bị tan biến trước thiên nhiên khoáng đạt.

+ Nhân vật trữ tình tha thiết muốn hòa vào cảnh vật một cách chân tình, trọn vẹn

+ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

+ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

+ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

+ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn

→ Tâm hồn thảnh thơi, ung dung, tự tại, phóng khoáng, sảng khoái, nhàn tản như chẳng hề lo nghĩ gì ngoài cái thứ hòa nhập cùng thiên nhiên.

⇒ Thể hiện sức sống thanh cao, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp và trong lành.

* Tổng kết

Nội dung

- Cảm xúc về cái đẹp, cái nên thơ của quê hương

- Lòng yêu quê hương, cảm xúc về cuộc sống thanh thản trong sự hòa hợp với thiên nhiên.

Ý nghĩa: Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Nghệ thuật

- Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.

- Sử dụng từ xưng hô “ta”.

- Bản dịch theo thể thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.

3/ Bài tập minh họa Bài ca Côn Sơn

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).

1/ Mở bài

- Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

2/ Thân bài

a/ Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

- Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

+ Ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt.

+ Ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát.

+ Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã

→ Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế.

⇒ Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hòa, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.

- Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng.

+ Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa.

+ Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông, trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây.

+ Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang tọa đàm quân sự.

→ Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ.

⇒ Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh "trăng ngân đầy thuyền" - một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.

b/ Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:

- Cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn”

+ Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hòa mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên.

- Cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”

+ Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu.

+ Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương.

+ Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh.

+ Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ.

+ Ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

3/ Kết bài

- Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Bài ca Côn Sơn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung và giá trị nghệ thuật, nhân đạo được tác giả gửi gắm qua bài thơ Bài ca Côn Sơn…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Bài ca Côn Sơn. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 903
Sắp xếp theo

Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

Xem thêm