Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sông núi nước Nam

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Sông núi nước Nam được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung bài thơ Sông núi nước Nam

a/ Tác giả

- Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt.

- Là một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ: Được sáng tác khoảng năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lí Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lí Nhân Tông

- Thể thơ

+ Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ hán và chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát,…. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường ở Trung Quốc.

+ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

+ Sông núi Nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

2) Đọc – hiểu văn bản Sông núi nước Nam

a/ Hai câu đầu

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

→ Giọng thơ hào hùng.

⇒ Khẳng định nước Việt Nam thuộc quyền của người Việt Nam, đó là điều hiển nhiên không thể thay đổi.

b/ Hai câu cuối

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

→ Giọng thơ đanh thép, lạnh lùng

⇒ Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược vì những hành động xâm lược phi nghĩa của chúng.

⇒ Khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

* Tổng kết

Nội dung

- Khẳng định chủ quyền của đất nước.

- Ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Nghệ thuật

- Thể thơ ngắn gọn, xúc tích.

- Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến.

- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng thơ hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

Ý nghĩa

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.

- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

3) Bài tập minh họa bài Sông núi nước Nam

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt

1/ Mở bài

- Giới thiệu

+ Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt, kiên cường.

+ Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm Phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài "Sông núi nước Nam" thể hiện rõ điều đó

- Ấn tượng chung

+ Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ viết bằng chữ Hán, bản dịch thơ như sau (Chép thơ)

2/ Thân bài

a/ Cảm nhận chung

- Bài thơ làm theo thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đường luật, có giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm súc.

- Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ thế kỉ XI, bài thơ còn sống mãi đến ngày nay

- Cảm xúc 1: Đọc hai câu thơ đầu, em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của người dân nước Nam cất lên thật dõng dạc: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời, chia xứ sở ”

+ Nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát .

+ Lối xưng “Đế” trong lời thơ “Nam đế cư” (vua Nam ở) đã thể hiện một tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước lớn như Trung Hoa.

+ Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao, vĩnh viễn, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam

+ Sức khẳng định của chân lí ấy thêm phần mạnh mẽ, thuyết phục ở câu thơ thứ hai: “Vằng vặc sách trời, chia xứ sở”

+ Trong thơ có hình ảnh của thần linh, trời đất. “Sách trời” đã phân định rõ ràng quyền làm chủ đất đai của người Nam, thật thiêng liêng biết bao!

+ Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc. Lời thơ đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào. Tự hào vì dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh.

- Cảm xúc 2: Hai câu thơ sau đã khiến em xúc động trước tình yêu nước mãnh liệt , ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của ông cha ta: “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ

+ Câu thơ “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ” là lời hỏi tội kẻ thù xâm lược.

+ Trong bản phiên âm chữ Hán tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ lai”, là lũ cướp nước mọi rợ với thái độ khinh thường và đặt ta ở tư thế làm chủ, khẳng định chính nghĩa thuộc về ta

- Câu thơ cuối bài “Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” là lời thách thức, cảnh báo kẻ thù nhất định sẽ phải tan vỡ nếu cố tình xâm phạm chủ quyền đất nước ta và đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà

b/ Liên tưởng

- Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi nghiền ngẫm từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng.

- Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược.

+ Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn xiêu phách lạc.

+ Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ bãi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề

3/ Kết bài

- Bài thơ Sông núi nước Nam xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, là điểm son chói ngời trong trang sử trong trang sử dựng nước và giữ nước rất mực hào hùng của dân tộc Việt. Thật xúc động, tự hào khi được học bài thơ có ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao như thế

- Em như thấy lời nhắc nhở mình hãy sống xứng đáng với những trang sử oanh liệt của ông cha thời trước

---------------------------------------------

Với nội dung bài Sông núi nước Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, tinh thần yêu nước qua bài thơ Sông núi nước Nam....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Sông núi nước Nam. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm