Ý nghĩa văn chương

Lý thuyết Ngữ văn 7: Ý nghĩa văn chương được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Ý nghĩa văn chương

a/ Tác giả

- Tên: Hoài thanh (1909 –1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên

- Quê: ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời:

+ Là nhà phê bình văn học xuất sắc.

+ Năm 2000 được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật

b/ Tác phẩm

- Văn bản được viết năm 1936 in trong sách Bình luận văn chương.

- Bố cục: chia làm 2 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “gợi lòng vị tha" Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.

+ Phần 2. Còn lại: Công dụng của văn chương

2/ Đọc - hiểu văn bản Ý nghĩa văn chương

a/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

- “Là lòng thương người, và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ”

- Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không phải là duy nhất.

- Có quan niệm khác: cái gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha

- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” → văn chương phản ánh cuộc sống.

- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” → văn chương dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có.

b/ Công dụng của văn chương

- “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng … cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” → khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người

- “Văn chương gây cho ta những tình cảm … rộng rãi đến trăm nghìn lần” → rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người

→ Làm giàu tình cảm của con người

- “Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng … tiếng suối nghe mới hay” → văn chương làm đẹp và làm hay những thứ bình thường.

- “Nếu pho lịch sử loài người … cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại”

→ Làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Văn nghị luận của Hoài Thanh vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

- Văn nghị luận kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự.

- Lập luận chặt chẽ, đầy thuyết phục.

Nội dung: Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

3/ Bài tập minh họa bài Ý nghĩa văn chương

Đề bài: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy chứng minh ý kiến trên của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương.

1/ Mở bài

- Dẫn vào đề bằng một ý kiến ngược lại hoặc bằng một câu chuyện nhỏ nói về tác dụng của văn chương đối với người đọc.

- Nêu ý kiến của Hoài Thanh.

- Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh.

2/ Thân bài

a/ Luận điểm 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có

- Giải thích:

+ Ta: người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.

+ Những tình cảm mà ta không có là: Tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc – hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, muốn đi xa lập chiến công, tính quyết đoán...

- Chứng minh: Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy như thế nào?

+ Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, tình huống, chi tiết, hình ảnh, câu chữ, lời văn...

+ Thấm dần, ngấm dần hoặc lập tức thuyết phục và nảy sinh...

- Chuyển ý: Tuy nhiên trong thực tế, trong sâu thẳm trái tim và khối óc mỗi người đọc, ít nhiều đều đã có tất cả những tình cảm đó. Có điều là nhiều khi ở người này, người kia, ở hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác nó bị mờ chìm, khuất lấp mà thôi. Cho nên, tác dụng rất quan trọng của văn chương đối với người đọc chúng ta chính là luyện những tình cảm ta sẵn có.

b/ Luận điểm 2:

- Cụ thể những tình cảm ta sẵn có là gì?

+ Tình cảm gia đình.

+ Tình cảm bạn bè.

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương...

- Văn chương đã rèn luyện những tình cảm ta đang có như thế nào?

+ Đánh thức, khơi gợi tình cảm...

+ Làm sâu sắc phong phú thêm tình cảm con người...

3/ Kết bài

- Cảm xúc và tâm trạng của em sau mỗi lần đọc một tác phẩm văn chương hay.

- Tác dụng và ý nghĩa của văn chương không chỉ ở chỗ rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho người đọc mà còn mang lại cho họ nhận thức, hiểu biết về thế giới, về bản thân, giáo dục họ và giúp họ tự giáo dục, còn mua vui, giải trí, giúp người đọc thư giãn tâm hồn...

- Bởi vậy văn chương đối với con người trong hiện tại hay tương lai vẫn là người bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu. Và đọc văn, học văn vẫn mãi mãi là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi con người

---------------------------------------------

Với nội dung bài Ý nghĩa văn chương các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và nhân đạo của tác phẩm Ý nghĩa văn chương do Hoài Thanh sáng tác...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Ý nghĩa văn chương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7.

Đánh giá bài viết
2 3.648
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm