Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1/ Tìm hiểu chung bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a/ Tác giả
- Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)
- Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
- Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
- Xuất thân từ một gia đình nho học.
- Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
- Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật kí trong tù", thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.
⇒ Nhà văn lớn, danh nhân văn hóa thế giới.
b/ Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc 1951
- Thể loại: Văn chính luận
- Phương thức biểu đạt: Trữ tình
- Bố cục: chia làm 3 phần
+ Phần 1. Từ đầu đến.... “lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.
+ Phần 2. Tiếp đến.... “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.
+ Phần 3. Phần còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta.
2/ Đọc - hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a/ Nhận định chung về lòng yêu nước
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Tình yêu nước đến độ mãnh liệt, sôi nổi và chân thành
- Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
→ Gợi tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.
b/ Những biểu hiện của lòng yêu nước
- Lòng yêu nước trong quá khứ: Xưa có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, nhưng trang lịch sử vẻ vang: bà Trưng, bà Triệu.
- Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
- Từ các cụ già tóc bạc… yêu nước ghét giặc.
- Từ những chiến sĩ… những con đẻ của mình.
- Từ những nam nữ công nhân… cho chính phủ.
→ Trong thời đại nào đồng bào ta ai ai cũng có lòng yêu nước nồng nàn.
c/ Nhiệm vụ của chúng ta
- Ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước... công việc kháng chiến.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh lòng yêu nước với làn sóng mạnh, của quí nhằm diễn đạt cụ thể dễ liên tưởng.
- Nghệ thuật đảo ngữ "nồng nàn yêu nước" nhấn mạnh sức mạnh của lòng yêu nước.
- Nghệ thuật chơi chữ: "anh hùng dân tộc, dân tộc anh hùng" thể hiện cách diễn đạt thú vị độc đáo.
→ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.
* Tổng kết
Nghệ thuật
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt quanh ấn chìm,...) câu văn nghị luận hiệu quả. (câu có từ quan hệ Từ .......đến....)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
Nội dung: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
3/ Bài tập minh họa bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.
1/ Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả
+ Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)
+ Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
+ Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm
+ Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc 1951.
+ Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
+ Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2/ Thân bài
- Thời kì chiến tranh
+ Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
+ Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
+ Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
+ Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
+ Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
+ Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
- Thời kỳ hòa bình
+ Thể hiện ở những hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
+ Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
- Vai trò của lòng yêu nước
+ Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
+ Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước.
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
+ Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
+ Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
+ Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng.
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
+ Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
3/ Kết bài
- Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
- “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
---------------------------------------------
Với nội dung bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, tinh thần yêu nước, đấu tranh giành độc lập của dân ta được thể hiện qua tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7.