Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Cách lập ý của bài văn biểu cảm gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm, quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc

Tình cảm được bộc lộ trong bài văn phải chân thật, sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm, bài văn như thế mới làm cho người đọc tin và đồng cảm

II. Bài tập vận dụng bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Bài tập: Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về mẹ

Gợi ý

Dàn ý cho bài văn biểu cảm về người mẹ

Mở bài: Giới thiệu về người mẹ mà em yêu quý nhất.

Thân bài

Miêu tả khái quát và chi tiết về mẹ: đôi mắt, bàn tay, gương mặt, dáng người, giọng nói…

- Nghề nghiệp, sở thích, tính tình của mẹ

- Tình cảm, cách hành xử của mẹ với những người xung quanh: ông bà, hàng xóm, các con…

- Sự chăm sóc của mẹ dành cho mọi người trong gia đình

+ Chu đáo, tỉ mỉ trong từng bữa ăn, giấc ngủ của mọi người

+ Thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với các thành viên trong gia đình

- Tình cảm của mọi người dành cho mẹ:

+ Yêu quý, kính mến

- Gợi nhắc kỉ niệm của em với mẹ: cùng đi sắm Tết, cùng đi chợ mua đồ ăn, cùng đi mua quần áo, cùng tới thăm họ hàng…

+ Kỉ niệm trong ngày đầu tiên đến trường cùng với mẹ

Kết luận: Bày tỏ tình cảm của mình dành cho mẹ.

Với nội dung bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm, quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Cách lập ý của bài văn biểu cảm cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm