Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Lý thuyết Ngữ văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

- Chú ý các chú thích sách giáo khoa.

2/ Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a/ Tục ngữ về thiên nhiên

Câu 1. Đêm tháng năm

Ngày tháng mười

- Phép đối, nói quá: tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 đêm dài.

→ Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau.

Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

→ Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.

Câu 3: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.

→ Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì trời sắp có bão xảy ra.

Câu 4: Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

→ Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ có lụt nên đề phòng lũ lụt khi thấy hiện tượng trên.

b/ Tục ngữ lao động sản xuất

Câu 5: Tấc đất, tấc vàng.

→ So sánh đất quí như vàng: giá trị của đất đối với đời sống lao động sản xuất của người nông dân.

Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

→ Liệt kê các hình thức phát triển kinh tế. Muốn giàu thì: nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn, rồi làm ruộng.

Câu 7: Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống

Liệt kê: trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố: nước, phân, chăm bón, giống thì lúa tốt, mùa màng bội thu.

Câu 8: Nhất thì nhì thục

→ Để có năng suất cây trồng cao thì cảm đảm bảo đúng thời vụ và làm đất kĩ.

* Tổng kết

Nội dung: Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta đúc kết lại để phục vụ cho lao động sản xuất. Những bài học này là những bài học quý giá của nhân dân ta.

Nghệ thuật

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

3/ Bài tập minh họa bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng"

1/ Mở bài

- Giới thiệu được câu tục ngữ: "Tấc đất tấc vàng"

- Câu tục ngữ về lao động sản xuất.

2/ Thân bài

- Giải nghĩa vế: "tấc đất"

+ "tấc": là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa.

+ "đất": đất đai trồng trọt chăn nuôi.

+ "tấc đất": mảnh đất rất nhỏ.

- Giải nghĩa vế: "tấc vàng"

+ "tấc": là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa.

+ "vàng": kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li.

+ "tấc vàng": một lượng vàng rất lớn.

→ Nghĩa cả câu: "Tấc đất tấc vàng": mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.

- Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này: đất quý hơn vàng.

- Bài học thực tế từ câu tục ngữ này: giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người (đất là của cải, cần sử dụng có hiệu quả nhất).

- Khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.

3/ Kết bài

- Khái quát lại nội dung câu tục ngữ.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được truyền tải qua các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, những kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời qua của nhân dân ta..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7.

Đánh giá bài viết
4 6.665
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm