Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất VNEN

Soạn văn 7 VNEN bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất do VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô cũng như các em học sinh.
Soạn Ngữ văn 7 theo chương trình VNEN bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động khởi động, Hoạt động hình thành kiến thức, Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng... Tất cả những hoạt động này đều hướng tới học sinh, với mục đích giúp học sinh hiểu bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó giúp các em không chỉ tiếp thu bài nhanh mà còn có sự hứng thú đối với môn học.

A. Kiến thức khởi động

Mỗi nhóm sắp xếp các câu sau vào các thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế.

Trả lời:

Tục ngữCa dao
ca
db
e

g

h

Lí giải:

  • Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày, đây là 1 thể loại văn học dân gian.
  • Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các câu tục ngữ sau

a

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

bMau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
cRáng mỡ gà, có nhà thì giữ
dTháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
eTấc đất tấc vàng
gNhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
hNhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
lNhất nhì, nhì thục

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.

b. Hoàn thành các phiếu học tập sau đây: (nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu số 1; nhóm 3, 4 hoàn thành phiếu số 2)

Bài làm:

a. Có thể chia thành các nhóm:

  • Tục ngữ về thiên nhiên: a, b, c, d.
  • Tục ngữ về lao động xã hội, con người: e, g, h, i

b. Nhóm 1: Nhóm về những câu tục ngữ thiên nhiên:

a.

  • Nội dung: Tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thời gian ban đêm.
  • Dựa vào cơ sở: dựa vào cơ sở thực tiễn, quan sát trải nghiệm thực tế.
  • Ý nghĩa thực tiễn: người dân áp dụng vào mỗi vụ mùa, phân bổ thời gian hợp lí.

b.

  • Nội dung: Khi trời đêm nhiều sao thì dự báo những ngày sau trời nắng, khi trời vắng, ít sao thì dự báo những ngày sau trời mưa.
  • Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
  • Ý nghĩa thực tế: dự báo thiên nghiên, sắp xếp công việc.

c.

  • Nội dung: Khi bầu trời chiều tà có màu ráng mỡ gà thì khi ấy dự báo chuẩn bị có bão.
  • Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
  • Ý nghĩa: dự báo thiên tai để mọi người phòng chống.

d.

  • Nội dung: vào tháng 7, khi kiến bò nhiều thì dự báo sắp lũ.
  • Dựa vào cơ sở: quan sát, thực tiễn hằng ngày.
  • Ý nghĩa: Nhìn vào sự thay đổi của các loài động vật, phòng chống thiên tai

Nhóm 2: Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người

e.

  • Nội dung: Đất đá quý và có giá trị như vàng bởi đất nuôi sống con người, có tiềm năng khai thác lớn.
  • Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.

g.

  • Nội dung: Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá, “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn, và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta.
  • Ý nghĩa: khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất.

h.

  • Nội dung: thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu. Nhất nước là nước là quan trọng bậc nhất, nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm, tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông dân, phải phun thuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ, tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ.
  • Ý nghĩa: dạy ta những yếu tố cần thiết để tạo nên mùa màng bội thu, quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là sự chăm sóc của người nông dân và cuối cùng là giống tốt và chọn giống phù hợp với đất trồng.

i.

  • Nội dung: Nhất thì: quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao, "Nhì thục": Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm
  • Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với cây trồng

c. Dưới đây là những ý kiến nhận xét của bạn học sinh về đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ.

Em đồng ý/ không đồng ý với nhận xét nào? Bằng dẫn chứng bằng những câu vừa học, hãy giải thích và chứng minh từng ý kiến (theo gợi ý trong bảng):

Ý kiến của bạn học sinh

Ý kiến của em

Đồng ý (giải thích chứng minh)

Không đồng ý (giải thích, chứng minh)

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

Thường có vần, ít nhất là vần lưng

Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Thường sử dụng hình thức đối đáp

Lập luận khá chặt chẽ, ý/ vế

Bài làm:

Ý kiến của bạn học sinh

Ý kiến của em

Đồng ý (giải thích chứng minh)

Không đồng ý (giải thích, chứng minh)

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

Vì khái niệm của tục ngữ đây là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt

Thường có vần, ít nhất là vần lưng

Vì vần lưng thường được gieo giữa câu

VD: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Vì nó giúp hoàn thiện ý nghĩa, nội dung của câu, khiến câu tục ngữ có nhịp điệu hơn, dễ nhớ hơn

VD: mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Thường sử dụng hình thức đối đáp

Tục ngữ không thường xuyên sử dụng hình thức đối đáp vì chỉ trong những câu tục ngữ đối đáp hay giao duyên thì mới thường sử dụng hình thức này.

Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế

Các ý trong tục ngữ gắn kết với nhau chặt chẽ cả về nội dung và hình thức thông qua lập luận, nêu nguyên nhân, kết quả,…

VD: mau sao/ thì nắng, vắng sao/ thì mưa (nguyên nhân-kết quả)

3. Tìm hiểu về văn nghị luận

a. Nhu cầu nghị luận.

(1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không?

  • Vì sao trẻ em cần phải đi học?
  • Vì sao mọi người nên có bạn bè?

(2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao?

(3) Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình người ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận....Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết?

Bài làm:

(1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy.

(2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta không thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện mà phải dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận với phương thức lập luận chặt sẽ, giải thích đúng sai, bàn luận rõ ràng mạch lạc sẽ giúp ta giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra.

(3) VD:

  • Tại sao phải mặc đồng phục?
  • Rừng đem đến lợi ích gì cho chúng ta? Tại sao lại phải bảo vệ rừng?
  • Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

b) Thế nào là văn bản nghị luận?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

  • (1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì?
  • (2) Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
  • (3) Để các ý kiến trên có sức thuyết phục với người đọc, tác giả đã nêu lên những lí lẽ cụ thể nào?
  • (4) Từ văn bản trên em hãy rút ra đặc sắc chính của một bài văn nghị luận?
Bài làm:

b. Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Trả lời văn bản:

(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội từ đó đề cập tới vấn đề xóa nạn mù chữ bằng cách kêu gọi mọi người cùng học tập nâng cao dân trí.

(2) Những ý kiến được nêu ra:

  • Trong thời kì Pháp trị mọi người đều bị thất học để chúng cai trị
  • Chỉ cho mọi người thấy được lợi ích của việc học
  • Kêu gọi mọi người học chữ

(3) Tác giả nêu ra những lí lẽ:

  • Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, Nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ.
  • Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc biết viết.
  • Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi\

(4) Đặc điểm của văn nghị luận:

  • Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
  • Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
  • Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

2. Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.

Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học (hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.

Bài làm:

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Quả thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đêm ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc.

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tựu về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến quan điểm gì?

b. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c. Theo em, bài viết có nhằm góp phần giải quyết vấn đề trong thực tế không? Vì sao?

Bài làm:

a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến, quan điểm: cần chống lại những thói quen xấu và tạo những thói quen tốt trong đời sống xã hội.

b. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra:

  • Có thói quen xấu và thói quen tốt
  • Có người biết phân biệt tốt xấu và biết cách hình thành nên thói quen sẽ rất khó bỏ.
  • Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu là rất dễ.

Dẫn chứng kèm theo:

  • Thói quen tốt: luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách,...
  • Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trận tự, mất vệ sinh, gạt tàn thuốc lá lung tung, vứt rác bừa bãi ra nhà, vứt cốc vỡ chai vỡ ra đường khiến người khác dẫm phải bị thương,..

c. Theo em, bài viết có nhằm góp phần giải quyết vấn đề về thói quen sống trong thực tế khiến chúng ta suy nghĩ việc từ bỏ những thói quen xấu hình thành những thói quen tốt

D. Hoạt động vận dụng.

Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống.

Bài làm:

1.

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà.

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

2.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

3.

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.


4.

Cơm ăn một bát sao no,

Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng.

Sâu cấy lúa, cạn gieo bông,

Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.

5. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

6. Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi

7. Cơn đằng Bắc, rắc thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa dây bão giật

9. Gió thổi là đổi trời.

10.

Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

11.

Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền

Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống

Nhất thì, nhì thục

12. Nước chảy đá mòn

b. Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại(ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.

Bài làm:

b.

Nhóm 1: Ca dao về tình yêu:

1.

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà.

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

2.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Nhóm 2: Ca dao về lao động văn hóa:

3.

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.


4.

Cơm ăn một bát sao no,

Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng.

Sâu cấy lúa, cạn gieo bông,

Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.

Nhóm 3: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất:

5. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

6. Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi

7. Cơn đằng Bắc, rắc thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa dây bão giật

9. Gió thổi là đổi trời.

10.

Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

11.

Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền

Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống

Nhất thì, nhì thục

12. Nước chảy đá mòn

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất VNEN. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm