1. Tham khảo:
Thơ:
Mùa xuân con én đưa thoi
Thiền quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
2. Đặc điểm:
- Thời tiết: ấm áp, có mưa phùn
- Sinh hoạt: rộn rã, tấp nập
- Cảnh vật: lộng lẫy, đa sắc màu
- Ấn tượng của em: những lễ hội với nhiều trò chơi hay và độc đáo, được lì xì, gói bánh trưng, xem pháo hoa,...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Mùa xuân của tôi
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hãy xác định bố cục của văn bản từ những gợi ý sau đây:
Nội dung | Phần |
1.Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên | Từ……đến…….. |
2.Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người | Từ……đến…….. |
3. Cảnh sắc riêng của đất trời và lòng người | Từ……đến…….. |
Nội dung | Phần |
1.Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên | Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân" |
2.Cảnh sắc, không khí của đất trời và lòng người | Tiếp theo đến "mở hội liên hoan" |
3. Cảnh sắc riêng của đất trời và lòng người | Từ "Đẹp quá đi mùa xuân ơi" đến "êm đềm thường nhật" |
b. Đọc đoạn trích từ "Mùa xuân của tôi đến "mở hội liên hoan, trao đổi những nội dung sau:
(1) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là gì?
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao?
(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?
(4) Hãy hoàn chỉnh sơ đồ theo gợi ý sau:
(1)) Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của "người con xa xứ có những nét rất riêng, đó là:
- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
(2) Sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người thể hiện ở:
- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn…
- Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.
- Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
=> Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới, trẻ trung, đầy sức sống .
(3) Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết:"nhang trầm, đèn nến,... không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Những câu văn ấy chứa đựng nỗi nhớ của một người con xa xứ, luôn nhớ về quê hương, nhớ về gia đình, nhớ không khí đầm ấm an nhiên sum họp vui vầy bên những người thân thương nhất.
(4) Điền vào các ô như sau:
Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ: giàu hình ảnh, giàu tình cảm
- Giọng điệu:: trìu mến, thiết tha
- Hình ảnh: chọn lọc, giàu ý nghĩa
- Biện pháp tu từ:: điệp ngữ, so sánh, nhân hóa
c. Chỉ ra những chi tiết và nhận xét về lí do khiến tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau rằm tháng giêng (theo gợi ý sau):
Cảnh sắc, không khí mùa xuân | |
Sinh hoạt gia đình | |
Lí do tác gỉa yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó |
Cảnh sắc, không khí mùa xuân | Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn. Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng |
Sinh hoạt gia đình | Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống. Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. |
Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó | Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân, sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trồi lộc, đơm hoa, kết trái, cùng với một cuộc sống bình dị, sum họp gia đình đã khiến cho tác giả càng yêu mùa xuân nhất là vào thờiđiểm đó |
d. Bài văn đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?
Văn bản đã gợi cho em hiểu thêm về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc, làm em yêu thêm thiên nhiên, trân trọng sự sống và tận hưởng cái đẹp của cuộc sống, và những giây phút hạnh phúc, đầm ấm bên gia đình.
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản:
a. Cách dùng các cụm từ " mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc gì của nhà văn?
b. Hoàn thành câu văn sau Bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi Vũ Bằng.
Cảnh sắc và không khí của mùa Xuân Hà Nội - mùa xuân đất Bắc hiện lên qua sự quan sát................ và một...................... tha thiết nồng nàn. Bên cạnh đó viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng nhà văn có muốn chia sẻ một điều thầm kín..................
c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy giải với bạn bè theo em thích.
a. Cách dùng các cụm từ "mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc reo mừng, vui vẻ, bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả.
b. Cảnh sắc và ko khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ tha thiết,nồng nàn. Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm mong muốn đất nước được hoà bình, ấm no
c. Em thích nhất đoạn cuối cùng (Đẹp quá đi... hết) Vì cuối bài văn, tác giả cho thấy được những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm ngay sau rằm tháng giêng Âm lịch
2. Luyện tập sử dụng từ.
a. Nối cột A và cột B để xác định những lỗi dùng từ từ trong các câu sau:
b) Đoạn thơ sau đã lược đi một số từ. Em hãy lựa chọn các từ phù hợp trong số các từ ngữ: " thầm thì, thủ thỉ, vàng, chói chang, chận trời, bầu trời" để điền vào chỗ trống:
Mang theo truyện cổ tôi đi,
Nghe trong cuộc sống ................ tiếng xưa
......... cơn nắng, trắng cơn mưa,
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi,
Như con sông với.............. đã xa
a. Nối:
1-d: che=> sửa: tre
2-a: cậu trang phục=> trang phục của cậu
3-c: mẫu thân=> mẹ
4-e; chết=> Hi sinh
5-b: thù lao=> lương
b. Điền:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.
D. Hoạt động vận dụng
1. Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hỏi người thân về những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống. Ghi chép vào sổ tay cá nhân hoặc viết thành một bài và chia sẻ
Bài làm:
Nhắc đến Hà Nội, không ai không nhớ đến một món ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là cốm.
Mùa thu Hà Nội là những chiều rợp nắng vàng ươm quyện vào mùi hương hoa sữa thơm nồng nàn, sấu rụng trên trên các con phố cổ kính... Ẩn trong từng giọt nắng trong veo ấy, cơn gió heo may nhè nhẹ đưa hương cốm dịu thơm thoảng khắp đất trời. Hương cốm mang sắc vị mùa thu thủ đô, để bất cứ ai khi đi xa cũng nhớ về một thứ quà nặng trĩu kỉ niệm mang tên: "Cốm Hà Nội".
Hà Nội đẹp nhất là trong tiết trời thu. Những tia nắng vàng dịu bay nhẹ nhàng trong cơn gió heo may, thoang thoảng khắp không gian là hương lúa nếp thơm lừng. Từng mẻ cốm xanh mượt, nõn nà như gửi gắm cả trời thu.
Dường như cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết về mùa cốm xanh trong bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội": Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua".
Bao năm trôi qua, cốm không chỉ là thứ quà ăn vui miệng, mà còn níu giữ tâm hồn những người con Hà Nội xa quê...
Trước đây, cốm được coi là vật phẩm quý giá để tiến vua. Tại các tỉnh miền Trung hay vùng núi Tây Bắc cốm được làm từ thóc lúa nếp. Nhưng ngon và đặc biệt nhất vẫn là cốm Hà Nội. Chỉ có cốm Hà Nội mới có màu xanh ngát như ngọc và cũng chỉ có cốm Hà Nội mới có độ dẻo dai lại thơm đến vậy.
Cốm làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng, Cầu Giấy) là nơi có nghề làm cốm nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Hơn 1000 năm qua, các công đoạn làm cốm xưa vẫn được lưu truyền và giữ nguyên bản sắc. Theo từng gánh hàng rong của các mẹ, các chị, cốm đến với từng con phố nhỏ, nằm gọn trong tay người yêu cốm như một phần tinh túy của ẩm thực Việt Nam.
Hương cốm nồng nàn vẫn luôn là thứ phong vị thân quen nhất của mảnh đất Kinh Kỳ. Dường như có một sự quyến rũ nào đó níu kéo bước chân người qua đường, để rồi cốm vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho những món quà lưu niệm gửi người thân phương xa.
Những dòng kỉ ức về một buổi chiều ngồi trong cơn gió heo may, đón từng sợi nắng vàng nhẹ, hít hà hương hoa sữa nồng nàn rồi nhón một nắm cốm nhỏ nhâm nhi cùng chén trà xanh có lẽ là cả một niềm ao ước đối với những người con xa xứ. Nỗi nhớ Hà Nội thu bé lại, nằm gọn trong gói cốm xanh nhưng lại chất chứa cả khoảng thời thu mênh mang.
2. Vận dụng kiến thức về chuẩn mực của sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn về nội dung:" Tưởng tượng một ngày nào đó em sẽ xa quê và gửi lại nỗi niềm thương nhớ của em với quê hương"
“Chuyến bay hãng hàng không Vietnam airlines mang số hiệu 345BN sắp hạ cánh…” giọng nói ấm áp của cô tiếp viên hàng không vang lên. Tôi liền bừng tỉnh giấc, từ ngày gia đình tôi chuyển đi đến nay vậy là sau hơn mười năm xa cách, hôm nay tôi đã về, trở về với quê hương yêu dấu của mình.
Tôi đã xa quê đã 10 năm rồi, ngồi trên máy bay mà lòng tôi háo hức đến lạ thường. Với tôi quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng, chất chứa bao ki niệm của những ngày thơ ấu. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Mười năm xa xứ nhưng tôi luôn một lòng nhớ, tự hào về quê hương xinh đẹp này.
Nhìn qua khung cửa sổ, nơi những đàm mây trôi lững lờ, tôi chợt nhớ những kỉ niệm những ngày thơ ấu. Ngày ấy, vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Xa quê hương bao năm, cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Tôi nhớ những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Tôi nhớ cả những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Tôi nhớ những ngày cùng bạn bè trốn đi chơi, câu cá, đạp xe trên con đê dài tít tắp,...Đó là những ngày tháng tuyệt vời nhất của tôi bên gia đình, bên bạn bè và những người thân thương. Những kỉ niệm, khoảng khắc ấy dù cho có hai mươi năm, ba mươi năm đi chăng nữa thì nó luôn khắc sâu trong tâm trí tôi một cách rõ ràng, sống động hơn bao giờ hết.
Máy bay sắp hạ cánh, tôi háo hức vô cùng. Một lát nữa thôi, tôi có thể đặt chân lên mảnh đất quê hương yêu dấu, được cảm nhận lại hương vị quê hương, sống lại những giây phút mà bấy lâu nay tôi ghi nhớ trong trí nhớ. Chuyến đi này chắc chắn sẽ là một chuyến đi, hành trình trở về tuổi thơ đáng nhớ nhất của tôi.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
Sưu tầm: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Trích: Mùa xuân nho nhỏ
Cảm nhận ngắn:
Đoạn thơ để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. "Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ, bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây "mùa xuân" lại có khối, có hình, một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn. Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Điệp từ "dù là" đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả. Thanh Hải như nhắc ta hãy sống cho tất cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến toàn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời. Phải chăng đây chính là điều mong ước tột cùng đã đi theo tác giả suốt cuộc đời? Dù vẫn biết ngày mai rất có thể sẽ phải từ giã cõi đời này nhưng tiếng thơ Thanh Hải vẫn tràn ngập niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.
.....................................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Mùa xuân của tôi VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.