Soạn bài Bánh trôi nước VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Bánh trôi nước. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A, Hoạt động khởi động

Ở miền Bắc nước ta, hằng năm vào ngày 3/3 âm lịch, có tục lệ bánh trôi (cùng với bánh chay). Đó chính là nét văn hóa từ lâu đời của người miền Bắc. Những người phụ nữ ở miền Bắc hầu như ai cũng biết làm bánh trôi, bánh chay

Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu

Bài làm:

Đối với người Việt từ xưa đến nay, ngày 3/3 âm lịch hàng năm luôn là một trong những ngày Tết chính. Vào ngày này, mọi người dân đều sửa soạn những đĩa bánh chay, bánh trôi để dâng lên ban thờ tổ tiên.

Nguyên liệu làm bánh trôi nước

  • 500g bột gạo nếp
  • 50g bột gạo tẻ
  • Dừa nạo
  • 1 ít nước hoa bưởi
  • Đường phên bánh trôi xắt hột lựu

Cách làm bánh trôi nước:

Phần bột bánh trôi nước (bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!

=>Làm bánh trôi:

  • Đường phên cắt nhỏ hạt lựu
  • Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn
  • Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào.
  • Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vê quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.
  • Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.
  • Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.
  • Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.
  • Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc bài thơ sau: Bánh trôi nước

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

Bài làm:
  • Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt
  • Bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3
  • Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4

b. Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?

Bài làm:

b. Giống nhau: đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về con người; bắt đầu bằng từ " thân em" mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa từ đó nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào(vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

Bài làm:
  • Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ đc miêu tả: trắng , tròn, chìm , nổi trong nước.
  • "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời xinh đẹp có cuộc sống khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ đc tấm lòng son sắt, thủy chung

d. Trong 2 hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?

Bài làm:

Hình ảnh người phụ nữa quyết định ý nghĩa và giá trị bài thơ vì tác giả muốn mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về số phận, cuộc đời bất hạnh, long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội xưa từ đó làm lên giá trị nhân văn cho bài thơ

e, Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

Bài làm:
  • Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ xuất phát từ sự đồng cảm, cảm thông, yêu quý tôn trọng đối vớ họ
  • Chi tiết thể hiện: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son"=> người phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đòi của mình, long đong lận đận thế nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao đẹp nhất, thủy chung son sắt, đáng quý

3. Tìm hiểu về quan hệ từ

a. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:

(1) Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta

(2 )Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

Bài làm:

Các quan hệ từ in đậm trong các câu như sau:

(1) Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta

(2 )Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(3) Bởi tôi ăn uống điều độ làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

b) Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Các quan hệ từ ở các câu trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?

(2) Trong bốn ví dụ (1,2,3,4) có sử dụng quân hệ từ trên đây,ở ví dụ nó,quan hệ từ dùng để biểu thi:

  • Quan hệ sở hữu
  • Quan hệ nhân quả
  • Quan hệ so sanh
  • Quan hệ tương phản
Bài làm:

a. Dùng để liên kết ngữ với ngữ:

  • hằng ngày trên đất nước nhà=> quan hệ bình đẳng
  • của núi sông ta==> quan hệ sở hữu.

b. Dùng để liên kết từ với từ: đẹp như hoa ==> quan hệ so sánh.
c. Dùng để nối hai vế trong câu ghép ==> quan hệ nguyên nhân kết quả
d. Dùng để nối hai câu đơn ==> quan hệ đối lập

c. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?

(1) Khuôn mặt của cô gái

(2) Lòng tin của nhân dân

(3). Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua

(4) Nó đến trường bằng xe đạp

(5) Làm việc nhà

(6) Quyển sách đặt trên bàn

(7) Giỏi về toán

(8) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây

Bài làm:

Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1),(3), (6), (7)

Các trường hợp còn lại là bắt buộc phải có

d. Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với những quan hệ từ sau đây:

  • Nếu ...
  • Vì ...
  • Tuy ...
  • Hễ ...
  • Sở dĩ ...
Bài làm:

Các quan hệ từ cùng cặp với nhau:

  • Nếu ... thì ...
  • Vì ... nên ...
  • Tuy ... nhưng ...
  • Hễ ... thì ...
  • Sở dĩ ... vì ...

e. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ vừa tìm được

Bài làm:

Đặt câu:

  • Nếu trời mưa tôi sẽ không đi chơi nữa.
  • Vì chưa học bài nên Lan bị điểm kém
  • Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng học tập tốt
  • Hễ có phim hoạt hình thì cậu gọi tớ nhé
  • Sở dĩ có kết quả học tập tốt vì anh ấy đã cố gắng rất nhiều

C. Hoạt động luyện tập

1. Thơ Hồ Xuân Hương thuộc thể Đường Luật, em hãy đọc kĩ bài bánh trôi nước và cho biết nhà thơ có sử dụng từ Hán Việt nào không? Từ ngữ và hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương gần với loại thơ nào đã học?

Bài làm:
  • Bài thơ ''Bánh trôi nước'' không sử dụng từ Hán Việt mà sử dụng thơ Nôm
  • Từ ngữ, hình ảnh: "Thân em" gần với loại thơ: Những câu hát than thân

2. Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ '' Vào đêm trước ngày khai trường của con ''đến'' trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ''

Bài làm:

2.Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là: của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Đánh dấu x vào ô phù hợp .

Đúng

Sai

a) Nó rất thân ái bạn bè.

a') Nó rất thân ái với bạn bè.

b) Bố mẹ rất lo lắng con.

b') Bố mẹ rất lo lắng cho con.

c) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

c') Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

d) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

d') Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

e') Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

Bài làm:

Đúng

Sai

a) Nó rất thân ái bạn bè.

x

a') Nó rất thân ái với bạn bè.

x

b) Bố mẹ rất lo lắng con.

x

b') Bố mẹ rất lo lắng cho con.

x

c) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

x

c') Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

x

d) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

x

d') Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

x

e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

x

e') Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

x

4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)

Bài làm:

Có thể điền các quan hệ từ vào chỗ trống như sau:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:

(1) Nó gầy nhưng khoẻ.

(2) Nó khoẻ nhưng gầy.

Bài làm:

Trong hai câu trên đều có nội dung nói về việc khen – chê sức khỏe của một người. Trong đó việc diễn đạt khác nhau khiến cho nội dung của câu nói thay đổi:

  • Câu thứ nhất, Nó gầy nhưng khoẻ. Nhấn mạnh ý nó khoẻ, tỏ thái độ khen.
  • Câu thứ hai: Nó khoẻ nhưng gầy. Nhấn mạnh ý nó gầy, tỏ thái độ chê

6. Lập dàn ý cho đề bài: Loài cây em yêu

Bài làm:

a. Mở bài:
Một loài cây lưu trữ biết bao kí ức hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò ngoài cây phượng thì đó chính là cây bàng.

b. Thân bài:

Đặc điểm của cây

  • Thân cây bàng sừng sững, vươn cao như người lính trì dũng cảm, mặc cho mưa gió, bão bùng
  • Tán bàng xòe rộng, xếp thành từng tầng như một chiếc ô khổng lồ, xanh đậm; nắng xuyên qua tán lá tạo thành những bông hoa tròn xoe, lốm đốm dưới mặt đường
  • Hoa bàng nhỏ li ti, màu trắng sữa, mọc thành từng chùm nổi bật trên nền xanh của lá, mang một mùi thơm thoang thoảng mỗi ngày hè
  • Quả bàng chính lủng lẳng trên cành cao, màu vàng đậm như nắng với mùi thơm ngọt, rất ngon và bùi

Cây bàng trong cuộc sống của con người

  • Là cây bóng mát, tán lá che rợp góc trời, khiến người ta dễ chịu hơn trước cái nóng oi ả của trời hè
  • Thân bàng ngăn bão gió, lá bàng cung cấp thêm oxi và giữ lại bụi bặm của khói bụi, xe cộ khiến cho thành phố sạch và trong lành hơn.
  • Vỏ, thân, lá, búp và quả bàng là những vị thuốc trong đông y, có thể dùng để chữa bệnh: cảm sốt, tiêu chảy, sâu răng, nhiệt miệng,...

Cây bàng trong cuộc sống của em

  • Gắn liền với những năm tháng học trò hồn nhiên, vui tươi: buổi học thêm, lao động dưới sân trường, ngồi tụ họp dưới gốc bàng trò chuyện
  • Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ cùng lũ bạn: trưa đi trèo cây hái quả bàng, hái lá bàng chơi đồ hàng...

c. Kết bài

  • Bàng đã trở thành một người bạn thân thiết của chúng tôi.
  • Một người mà tôi tin tưởng để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những kỉ niệm tươi đẹp nhất tuổi học trò

D. Hoạt động vận dụng

1, Viết đoạn văn ngoắn (khoảng 3-5 câu) về một loài cây trong đó có sử dụng quan hệ từ trong đoạn

Bài làm:

Tham khảo:

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

2. Dựa vào dàn bài đã lập, viết đoạn mở bài và kết bài của bài văn biểu cảm về loài cây em yêu

Bài làm:

Mở bài:

Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thu: những rặng xà cừ cao tít,tán lá xum xuê rung rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.

Kết bài:

Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày.Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi.Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá.Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Bánh trôi nước VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
9 901
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm