Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sông núi nước Nam VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Sông núi nước Nam. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động khởi động

1. Nối tên nhân vật lịch sử với sự kiện, chiến công tương ứng trong bảng sau

Tên nhân vật lịch sửSự kiện, chiến công
1. Trần Hưng Đạoa. 16 tuổi, căm thù giặc đến bóm nát quả cam trong tay ở bến Bình Than mà không hề hay biết, giương cao ngọn cờ thêu 6 chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân", góp công đánh thắng giặc Mông - Nguyên lần thứ hai.
2. Lí Thường Kiệtb. Ban Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Việt từ Hoa Lư (Ninh BÌnh) ra Đại La (Hà Nội)
3. Lí Công Uẩnc. Ba lần cầm quâ đánh đuổi giặc Mông - Nguyên được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ.
4. Phạm Ngũ Lão

d. Đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077, nổi tiếng với chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và thường được coi là tác giả bài thơ thần Nam quốc sơn hà.

5. Trần Quốc Toảne. Ngồi đan sọt bên vệ đường, mải nghĩ về một câu trong binh thư, đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hưng Đạo Vương càm giáo đâm vào đùi chảy máu mà vẫn không nhúc nhích. Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương, là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên

Bài làm:

Đáp án

1 - C

2 - D

3 - B

4 - E

5 - A

2. Các nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử nào?

Bài làm:

Các nhân vật trên thuộc về triều đại lịch sử Lí Trần.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà bằng cách hoàn thành các câu sau:

- Số câu trong bài.................................................

- Số chữ trong câu...............................................

- Cách hiệp vần của bài thơ................................

- Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ...........

Bài làm:

Nam quốc sơn hà:

  • Số câu trong bài: bốn câu
  • Số chữ trong câu: bảy chữ
  • Cách hiệp vần của bài thơ: chữ thứ 7 trong các câu 1,2,4. Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở ba câu 1,2,4
  • Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

b) Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”

Bài làm:

Vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quận chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ. Vì vậy bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”.

c) Trình bày các ý cơ bản của hai bài thơ theo sơ đồ sau:

Ý 1:

....................................................

....................................................

Ý 2:

....................................................

....................................................

Tuyên ngôn độc lập
Bài làm:
  • Ý 1: Sông núi nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định chủ quyền của dân tộc.
  • Ý 2: Kẻ thù xâm lược sẽ nhất định phải nhận lấy bại vong. Từ đó khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

d) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày bằng miệng với các bạn trong lớp

Việc dùng chữ "đế" mà không dùng chữ "Vương" ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI

- Cách nói "chúng mày... chuốc lấy bại vọng" (thủ bại) có gì khác với cách nói"chúng mày sẽ bị đánh bại"? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó?

- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ:

+"Tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác)

+"Định phận tại thiên thư" (định phận tại sách trời)

+"Hành khan thủ bại hư" (nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng)

- Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý (bày tỏ ý kiến) không? Tại sao? Nếu có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào: lộ rõ hay ẩn kín?

Bài làm:
  • Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này (kể từ Tần Thủy Hoàng) đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”. Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận. Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu tho thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.
  • Cách nói"chúng mày... chuốc lấy bại vọng"(thủ bại) có sự khác biệt với cách nói"chúng mày sẽ bị đánh bại", qua đó tác giả khẳng định cái kết dành cho những kẻ đi xâm lược sẽ luôn luôn phải nhận những thất bại. Điều đó khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta.
  • Giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ:"Tiệt nhiên”,"Định phận tại thiên thư”,"Hành khan thủ bại hư"là sự dõng dạc, đanh thép, hào hùng như âm vang của cả dân tộc, khiến quận giặc phải khiếp sợ tinh thần chiến đấu của quân dân thời Lí – Trần.
  • Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Bài thơ tuy thiên về biểu đạt ý kiến. Tuy nhiên, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền trong tác giả ấy, là một cảm xúc lãnh liệt ẩn kín bên trong. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng vào chiến thắng của đất nước trước kẻ thù.

3. Tìm hiểu về từ Hán Việt

a) Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ Nam quốc sơn hà (bản phiên âm), từng chũ (yếu tố) có nghĩa gì?

Âm Hán Việt

Nam

quốc

sơn

Nam

đế

Nghĩa

Bài làm:

Âm Hán Việt

Nam

quốc

sơn

Nam

đế

Nghĩa

phương Nam

nước

núi

sông

nước Nam

vua

b) Những chữ nào có thể ghép với nhau tạo ra từ những tiếng trên:

Bài làm:

Các tiếng có thể ghép là: Nam quốc, sơn hà, Nam đế, đế cư

c Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các câu sau:

Câu chứa yếu tố Hán Việt

Nghĩa của yếu tố Hán Việt

Vua của một nước được gọi là thiên (1) tử.

Thiên (1):

Các bậc nho gia xưa đã từng đọc Thiên(2) ín vạn quyển

Thiên (2):

Trong trận đấu này , trọng tài đã thiên (3) vị đội chủ nhà

Thiên(3):

Bài làm:

Câu chứa yếu tố Hán Việt

Nghĩa của yếu tố Hán Việt

Vua của một nước được gọi là thiên (1) tử.

Thiên (1): trời

Các bậc nho gia xưa đã từng đọc Thiên (2) kính vạn quyển

Thiên (2): nghìn

Trong trận đấu này, trọng tài đã thiên (3) vị đội chủ nhà

Thiên(3):nghiêng về

d) Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh: có những yếu tố Hán Việt có thể dùng độc lập, có những yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập.

Bài làm:
  • Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
  • Một số yếu tố Hán Việt có thể dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.Ví dụ như học, tập, bút, hoa, quả

4. Tìm hiểu chung về văn biểu càm

a) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

Bài làm:

Bài ca dao là lời của cô gái đang tự nói về mình hoặc là lời của một chàng trai đang nhìn về phái cô gái đằng xa để nói, bày tỏ tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi thôn quê và vẻ đẹp đầy sức sống của cô thôn nữ.

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.

(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

Bài làm:

So sánh cách biểu cảm:

  • Bài ca dao bày tỏ tình cảm với cô gái thông qua từ ngữ
  • Đoạn văn thứ (2): tác giả bày tỏ tình cảm, sự yêu mến với loài hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự.
  • Đoạn văn thứ (1): bày tỏ tình cảm yêu quý cô giáo của mình thông qua các từ ngữ miêu tả trực tiếp (cô giáo rất tốt của em, sẽ nhớ đến cô, tìm gặp cô…)

Biểu cảm trực tiếp: đoạn (1)

Biểu cảm gián tiếp: bài ca dao, đoạn (2)

c) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống dưới đây

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1).......................... của con người đối với (2).................... khêu gợi (3)...............nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4).....................

Bài làm:

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm được thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác).

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Bài thơ Phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Bài làm:
  • Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông vè Thăng Long ngay sau chiến tháng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
  • Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.

b) Hãy nêu nội dung chính của bài thơ và nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả.

Bài làm:
  • Bài thơ thể hiện sự tự hào về những chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững của đất nước.
  • Giọng điệu bài thơ: hào hùng, tự hào, vui sướng trước những chiến công oanh liệt của quân dân ta

c) Cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

Bài làm:
  • Giống nhau: Hai bài thơ đều thể hiện thể hiện bản lĩnh, khí phách hào hùng của dân tộc. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, ý thơ hàm súc, ẩn chứa tình cảm kín đáo của tác giả, là niềm tự hào về non sông, đất nước.
  • Khác nhau: Nam quốc sơn hà làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, Phò giá về kinh làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau

Từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đồng âmNghĩa của yếu tố Hán Việt
hoa: hoa quả, hương hoa
hoa: hoa mĩ, hoa lệ
phi: phi công, phi đội
phi: phi pháp, phi nghĩa
phi: cung phi, vương phi
tham: tham vọng, tham lam
tham: tham gia, tham chiến
gia: gia chủ, gia súc
gia: gia vị, gia tăng

Bài làm:

Từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đồng âm

Nghĩa của yếu tố Hán Việt

hoa: hoa quả, hương hoa

Hoa có nghĩ là Bông hoa

hoa: hoa mĩ, hoa lệ

Hoa có nghĩa là Đẹp

phi: phi công, phi đội

Phi có nghĩa là bay

phi: phi pháp, phi nghĩa

Phi có nghĩa là không

phi: cung phi, vương phi

Phi có nghĩa là vợ vua

tham: tham vọng, tham lam

Tham có nghĩa là ham muốn

tham: tham gia, tham chiến

Tham có nghĩa là có mặt

gia: gia chủ, gia súc

Gia có nghĩa là nhà

gia: gia vị, gia tăng

Gia có nghĩa là thêm vào

3. Phân loại các từ ghép

Phân loại các từ ghép hán việt: Sơn hà, xâm phạm, giang sơn, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc

- Từ ghép chính phụ:............................................................................

- Từ ghép đẳng lập:...........................................................................

Bài làm:
  • Từ ghép chính phụ: thiên thư, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc
  • Từ ghép đẳng lập: sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm

D. Hoạt động vận dụng

1. Tưởng tượng mình là người được chứng kiến chiến công Chương Dương, Hàm Tử, nay tham gia đoàn quân “phò giá về kinh”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) thể hiện niềm tự hào của bản thân về truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 5 từ Hán Việt (Gạch dưới các từ Hán Việt trong đoạn)

Bài làm:

Vậy là ngày vinh quang của của toàn dân tộc đã đến, quân địch đã chuốc lấy thất bại hoàn. Tại bến Chương Dương, đội quân anh dũng của ta đã cướp hàng ngàn giáo mác của giặc. Bên cửa Hàm Tử, quân lính của nhà Hồ cúi đầu chịu trói. Ngày hôm nay, đoàn quân do Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long, tất cả người dân trong thành đều ra hai bên đường cúi đầu đón tiếp. Mọi người đều hân hoan đón mừng chiến công của quân ta sau bao ngày chiến đấu vất vả. Vậy là trang sử hào hùng của dân tộc được viết tiếp bởi những chiến công rực rỡ. Bao kẻ thù đã phải thất bại trước tinh thần chiến đấu kiên cường, sự nhất trí đồng lòng của toàn dân tộc. Đất nước có được thái bình như ngày hôm nay là nhờ sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Bờ cõi được giữ vững đến hôm nay là nhờ tình yêu thương, lòng tự hào dân tộc. Truyền thống đó cần giữ gìn và phát huy qua các thế hệ mai sau.

2. Em có biết mình được đặt tên như thế nào không? Hãy nói với bạn bè về ý nghĩa của tên mình.

Bài làm:

Tên của chúng ta là do ông bà, cha mẹ đặt với những mong muốn, hi vọng gửi gắm qua ý nghĩa của tên gọi. Em hãy tìm hiểu tên mình được ghép bởi những yếu tố Hán Việt nào và có ý nghĩa như thế nào nhé.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang

Bài làm:

Bài viết về chiến công vẻ vang của quân ta trên sông Bạch Đằng năm 1288

Dân tộc ta có một lịch sử hào hùng trong dựng nước và giữ nước. Chiến công chống giặc ngoại xâm của cha ông ta được ghi dấu đậm nét trong những chiến thắng gắn liền với các địa danh lịch sử. Trong đó, không thể không nhắc đến dòng sông Bạch Đằng - nơi đã 3 lần chôn vùi giấc mộng bành trướng của giặc xâm lăng phương Bắc. Ngày nay, giá trị của chiến thắng trên cha ông ta trên dòng sông Bạch Đằng càng phải được nhắc nhở cho thế hệ trẻ chúng ta, nhằm khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời cũng là một bài học cho những kẻ có dã tâm chiếm đất, chiếm biển của chúng ta.

Trận Bạch Đằng năm 938:

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại và cướp ngôi Tiết Độ Sứ, trước tình hình đó, Ngô Quyền đã tập hợp lực lượng mang quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn nhằm trị tội phản chủ. Công Tiễn sợ hãi, liền cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm liền phong cho con là Lưu Hoàng Tháo là “Bình hải tướng quân” và “Giao chỉ vương” thống lĩnh quân, tiến vào nước ta bằng cửa sông Bạch Đằng, nhằm đánh chiếm nước ta.

Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền bảo với các tướng lĩnh rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.

Sau đó, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn giấc mộng xâm lược nước ta.

Đến năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.

Trận Bạch Đằng năm 981:

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt. Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm. Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt.

Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tống chia quân làm 2 đạo. Đạo quân bộ do Lan Châu Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Trương Tuyền và Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng chỉ huy từ Ung Châu tiến vào. Đạo quân thủy do Thứ sử Ninh Châu Lưu Trừng, Quân khí khố Phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan Các môn chi hậu Vương Soạn chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào. Toàn bộ quân số khoảng 3-4 vạn người.

Lê Đại Hành thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước. Lữ Lang được cử đưa đạo quân Uy Dũng từ Hoa Lư lên giữ phòng tuyến bờ Bắc sông Lục Giang (địa phận Thái Bình ngày nay). Trần Công Tích lên trấn thủ ở Nghĩa Đô gần thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Lê Long Kính trấn thủ ở bờ Bắc sông Hải Triều (tức sông Luộc).

Ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.

Tuy nhiên, sau thất bại ở các trận Chi Lăng, Lục Đầu, Bình Lỗ. Quân Tống bị tiêu hoa một lực lượng lớn sinh lực cũng như vũ khí, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, hội quân ở Đại La của quân Tống bị thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy, đạo quân của Hầu Nhân Bảo ở Bạch Đằng bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra. Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển. Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa. Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.

Trận Bạch Đằng năm 1288:

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồng. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư,"nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt.

Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

Như vậy, thông qua 3 chiến thắng của quân và dân ta trên dòng sông Bạch Đằng trước kẻ thù xâm lược. Chúng ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta đó chính là sự đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng cùng nhau tạo thành sức mạnh của dân tộc, trên phát huy hết trí tuệ của đất nước. Đồng thời, đó là sự chủ quan, khinh địch, ủy thế quân đông, vũ khí dồi dào của kẻ thù xâm lược khi mang quân tràn sang cương thổ của chúng ta. Chính vì vậy, đất nước ta - một dân tộc người ít, tiềm lực yếu đã kiên cường đánh bại một kẻ thù - đông dân, tiềm lực mạnh, dày dạn trận mạc. Đây có thể coi là một bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong công cuộc gìn giữ bờ cõi của ông cha ta để lại. Chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta sẵn sàng làm nên một trận Bạch Đằng thứ 4 nếu chủ quyền đất nước bị xâm hại.

2. Sưu tầm một bài viết về anh hùng hào kiệt của dân tộc.

Bài làm:

Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt

Nguyễn Trung Trực – vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX có câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, tên tuổi ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ. Thế nhưng, không phải người Bình Định nào cũng biết gốc gác của ông là ở Bình Định...

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16-6-1868.

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8.1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lễ tưởng niệm ông vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Sau trận Nhựt Tảo, anh em dòng họ nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ, di tản lẩn trốn khắp nơi, phần đông về rừng rậm Cà Mau ẩn náu.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987– 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuối thế kỷ XVIII, ông cùng người em trai là Nguyễn Văn Chong vào lập nghiệp tại hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, trấn Phiên An. Do xuất thân nghề làm biển nên vào đây gia đình ông cũng làm nghề chài lưới và hình thành “xóm Nghề”.

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp...

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Sông núi nước Nam VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm