Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Câu đặc biệt VNEN

Soạn văn 7 VNEN bài Thêm trạng ngữ cho câu - Câu đặc biệt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô cũng như các em học sinh.

A. Hoạt động khởi động.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Thêm trạng ngữ cho câu

a) Hoàn thành bảng sau và cho biết: Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì?

Đúng

Sai

(1) Thời gian diễn ra sự việc, sự kiện

(2) Nơi chốn diễn ra sự việc, sự kiện

(3) Nguyên nhân diễn ra sự việc, sự kiện

(4) Kết quả của sự việc, sự kiện

(5) Mục đích của sự việc, sự kiện

(6) Tính chất của sự việc, sự kiện

(7) Phương tiện tiến hành sự việc, sự kiện

(8) Cách thức diễn ra sự việc, sự kiện

Bài làm:

Đúng

Sai

(1) Thời gian diễn ra sự việc, sự kiện

x

(2) Nơi chốn diễn ra sự việc, sự kiện

x

(3) Nguyên nhân diễn ra sự việc, sự kiện

x

(4) Kết quả của sự việc, sự kiện

x

(5) Mục đích của sự việc, sự kiện

x

(6) Tính chất của sự việc, sự kiện

x

(7) Phương tiện tiến hành sự việc, sự kiện

x

(8) Cách thức diễn ra sự việc, sự kiện

x

b. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ và nội dung thông tin mà trạng ngữ bổ sung cho câu trong đoạn trích sau:

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]

Tre với người đã như thế mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

(Thép Mới)

Bài làm:

Xác định trạng ngữ:

  • Dưới bóng tre xanh
  • Đã từ rất lâu đời
  • Đời đời kiếp kiếp
  • Đã từ nghìn đời nay

Trạng ngữ bổ sung cho nội dung thiếu:

  • Dưới bóng tre xanh => Xác định địa điểm
  • đã từ rất lâu đời => Xác định thời gian
  • đời đời kiếp kiếp => Xác định thời gian
  • đã từ nghìn đời nay => Xác định thời gian

c) Ở mỗi câu có trạng ngữ, em có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí nào trong câu?

Bài làm:

Có thể chuyển trạng ngữ vào 3 vị trí khác nhau trong câu:

  • Đầu câu.

VD: Hôm qua,em được mẹ cho đi chơi vườn thú

  • Giữa chủ ngữ và vị ngữ.

VD: Em hôm qua được mẹ cho đi chợ tết.

  • Cuối câu.

VD: Em được mẹ cho đi chợ tết vào hôm qua.

d) Đọc thông tin trong bảng sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Trạng ngữ có những công dụng sau:

  • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác:
  • Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Chỉ ra công dụng của thành phần trạng ngữ trong các câu dưới đây:

(1) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau năm ngày rằm tháng Giêng [...]

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

(2) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

Bài làm:

Công dụng:

  • Thường thường vào khoảng thời gian đó => Chỉ thời gian
  • Sáng dậy => Chỉ thời gian
  • Trên giàn hoa li => Chỉ nơi chốn
  • Chỉ độ tám chín giờ sáng => Chỉ thời gian
  • Trên nền trời trong trong => Chỉ nơi chốn
  • Về mùa đông => Chỉ thời gian

2. Tìm hiểu về câu đặc biệt

a) Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Lựa chọn phương án trả lời đúng:

a.

  • (1) Nó là một câu bình thường có chủ ngữ và vị ngữ.
  • (2) Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
  • (3) Đó là một câu không xác định được chủ ngữ và vị ngữ

b) Nếu gọi câu in đậm ở mục a) là câu đặc biệt thì dòng nào sau đây có thể xem là khái niệm về câu đặc biệt?

  • (1) Câu đặc biệt là loại câu bị lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.
  • (2) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ
  • (3) Câu đặc biệt là loại câu mà từ ngữ trong câu có thể xem là chủ ngữ và cũng có thể xem là vị ngữ.

c) Kẻ bảng sau vào vở rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp.

Tác dụng

Bộc lộ cảm xúc

Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng

Xác định thời gian, nơi chốn

Gọi đáp

Câu đặc biệt

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán cứ từ từ trôi

Đoàn người muốn nhốn nháo lên. Tiếng rao. Tiếng vỗ tay

“Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc ngày một to hơn

An gào lên:

-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị

d) Ghi tổng kết về tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp.

Bài làm:

a. Chọn: (3) Đó là một câu không xác định được chủ ngữ và vị ngữ

b. Chọn: (2) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

c.

Tác dụng

Bộc lộ cảm xúc

Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng

Xác định thời gian, nơi chốn

Gọi đáp

Câu đặc biệt

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán cứ từ từ trôi

x

Đoàn người muốn nhốn nháo lên. Tiếng rao. Tiếng vỗ tay

x

“ Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc ngày một to hơn

x

An gào lên:

-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

-Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị

x

d. Tác dụng câu rút gọn

  • Xác định thời gian, nơi chốn
  • Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng
  • Bộc lộ cảm xúc
  • Gọi đáp

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập về trạng ngữ

a) Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

  • (1) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
  • (2) Mùa xuân, cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim ríu rít.
  • (3) Tự nhiên ai cũng thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
  • (4) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Bài làm:
  • (1) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].=> Chủ ngữ
  • (2) Mùa xuân, cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim ríu rít.=> Trạng ngữ
  • (3) Tự nhiên ai cũng thế: ai cũng chuộng mùa xuân.=> Vị ngữ
  • (4) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.=> Trạng ngữ

b) Tìm thành phần trạng ngữ trong các đoạn chính dưới đây:

(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quả thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(2) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó

Bài làm:

Trạng ngữ được in đậm lần lượt là:

(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quả thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(2) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó

c) Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

(1) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy trong nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

(2) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì...[...] Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa –xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Bài làm:

(1) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy trong nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

(2) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì...[...] Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa –xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

=> Tác dụng: Bổ sung thông tin và các luận cứ giúp các câu văn liền mạch, rõ ràng

2. Luyện tập về câu đặc biệt

Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây và nêu tác dụng của nó.

a) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kim, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Sáu giây...Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

b) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

c) Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

Bài làm:

Câu đặc biệt là:

a. Ba giây...Bốn giây...=> Tác dụng: xác định gợi tả thời gian

Lâu quá!=> Tác dụng: bộc lộ trạng thái cảm xúc

b. Một hồi còi=> Tác dụng: thông báo về sự xuất hiện của sự vật

c. Lá ơi=> Tác dụng: gọi đáp

D. Hoạt động vận dụng

1. Ghi nhật kí để rèn luyện khả năng viết tiếng Việt. Chú ý sử dụng đa dạng các loại trạng ngữ trong các câu văn.

2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng trạng ngữ để mở rộng câu. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Bài làm:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Nghìn năm lịch sử, chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào hùng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mãnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.

=> Tác dụng: xác định thời gian lịch sử

3. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) về chủ đề tình bạn trong đó sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đó.

Bài làm:

Tình bạn là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được. Tình bạn đẹp bởi chính sự chân thành, tôn trọng, và ý thức sẻ chia, đồng cảm giữa những người bạn ấy. Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi có những người bạn, đó không chỉ là những người cùng ta sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống mà đó còn là những người bạn đồng hành trong cuộc đời. Và rồi....Đến một lúc nào đó...Nếu chúng ta không trận trọng tình bạn đẹp đẽ thiêng liêng này thì đừng có nuối tiếc, hối hận vì đã không kịp rồi.

E. Hoạt động tìm tòi rộng.

Sưu tầm và ghi lại những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng trạng ngữ hoặc câu đặc biệt.

Bài làm:

Sưu tầm:

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

Sưu tầm:

Tan học. Tôi và Nghi đang thong thả bước trên đường về nhà. Bỗng dưng mây đen kéo đến đen nghịt cả bầu trời. Người đi đường rảo bước về nhà hay tìm nơi ẩn trú. Nghi nắm chặt tay tôi nói như giục: " Mưa! Mưa! Chúng ta chạy nhanh về nhà kẻo ướt!". Nhưng không kịp, chỉ trong chớp mắt, một trận mưa to trút xuống ào ào như thác chảy, phủ cảnh trời màu trắng đục. Mãi gần nửa giờ sau mưa mới bắt đầu nhẹ hột rồi dứt hẳn. Mưa đã tạnh. Qua làn mây trắng mỏng, mặt trời chiếu ánh sáng dịu xuống mặt đường sạch bụi. Ngoài đường, xe cộ tấp nập, khách bộ hành lại nhộn nhịp qua lại. Tôi và Nghi nhanh chân bước vội về nhà.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Câu đặc biệt VNEN. Tất cả những hoạt động trên được biên soạn theo chương trình VNEN giúp các em học sinh hiểu bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó giúp các em không chỉ tiếp thu bài nhanh mà còn có sự hứng thú đối với môn học.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm