1. Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca em nên sắp xếp theo những tiêu chí theo đề tài, theo vùng miền và theo thứ tự bảng chữ cái tiếng việt
2. Em không đồng ý vì mới chỉ có nghĩa bóng còn chưa có nghĩa đen
C. Hoạt động luyện tập
1. Đây là chùm ca dao do một bạn học sinh sưu tầm. Theo em, bạn đó đã sử dụng tiêu chí nào khi sưu tầm?
Quê em có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà.
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Khinh.
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Muốn ăn bông súng, mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.
Tiêu chỉ sử dụng đó là theo đề tài các địa danh nổi tiếng có liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc
2. Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau:
- Gặp khó khăn nguy thốn mới bộc lộ bản lĩnh, năng lực,tài đức, chí khí, lòng trung thực ; qua thử thách gian lao mới thấy rõ chân tướng và bản chất của người tốt, người xấu.
- Nên chuyên một nghề cho tốt còn hơn là biết nhiều nghề những không thành thạo, tinh thông một nghề nào.
- Ăn ở hiền lành, nhân đức tất sẽ gặp nhiều may mắn, tốt lành ; đối xử với mọi người độc ác, tráo trơ tất sẽ gặp những điều bất hạnh.
1) Cái khó ló cái khôn
2) Một nghề cho chín cò hơn chín nghề
3) Ở hiền gặp lành,ác giả ác báo
3. Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào mang màu sắc địa phương? Vì sao?
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Chim có tổ, người có tông.
- Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giấy) Quán Cánh.
-
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Bài làm:
Câu mang màu sắc địa phương: "bánh cuốn thanh trì bánh gì Quán Gánh" nhà vì câu này nói đến món ăn đặc sắc hoặc những nét đặc sắc nơi đó.
4. Nối câu ca dao ở cột trái với địa danh mà câu ca dao đó nói tới ở cột phải:
a) Anh đi anh nhớ non Côi Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung. | (1) Hà Nội |
b) Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây . | (2) Nam Định |
c) Công đâu, công uổng, công thừa, Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan. | (3) Bình Định |
d) Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. | (4) Lạng Sơn |
Nối:
a - 2
b - 1
c - 3
d - 4
5. Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau:
- Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi, hai mươi ba mưa dỡ nhà.
- Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
- Tục truyền mùng tám tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư một đời
Bài làm:
- Lê Lai: là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, ông là người đã hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh.
- Lê Lợi:là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
- Phú Xuân:là một địa danh của cố đô Huế.
- Đồng Nai:là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.
- Hội Gióng:là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng
D. Hoạt động vận dụng
1. Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm:
a) Mỗi người thì có một nghề / Con phượng thì múa, con nghê thì chầu.
b) Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.
c) Một nghề thì kín, chín nghề thì hở.
d) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
Chọn d bởi tính ngắn gọn, vần nhịp như vậy sẽ khiến câu tục ngữ dễ nhớ từ đó nổi bật ý nghĩa nói người nào mà có một nghề đạt đến trình độ tinh thông, thuần thục, giỏi giang, tâm huyết gắn bó với nghề đấy, thì sẽ đạt được thành công và vinh quang
2. Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.
Bài làm:
VD:
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
=> Thăng Long: là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788).
=>Hà Nội: là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây.
3. Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm,..và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho câu tục ngữ của thế hệ trước “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Vậy ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Có lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí” , đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, ‘chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu,..Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.
Thật vậy, khi ta sống trong một tập thể, một gia đình, một đất nước,..thì mọi con người trong tập thể ấy đều phải có cùng chí hướng, cùng lý tưởng để đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Muốn vậy thì bất cứ ai bên cạnh việc ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình thì cũng phải ý thức được một điều quan trọng không kém, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia lẫn nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa để ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, gian nan, thử thách nào. Có thể thấy rất rõ, mỗi khi Tổ Quốc lâm vào hoàn cảnh gian nan, tinh thần ấy lại sôi sục, cuộn trào lên mạnh mẽ. Trong thời chiến, nhân dân ta đã góp gạo, xây dựng chiến lũy , đồng lòng cùng chiến sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, trước mỗi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhân dân ta lại cùng nhau tổ chức các chương trình, xây dựng quỹ từ thiện để giúp đỡ một phần hoàn cảnh những mảnh đời bất hạnh.
Một con người không thể tự mình vượt qua bao khó khăn, thử thách mà cuộc đời đặt ra, trong hoàn cảnh ấy, bất cứ ai cũng sẽ cần một bàn tay nắm lấy mình, cùng mình vượt qua. Khi ta nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, ta sẽ như có thêm sức mạnh để thực hiện được mục đích của mình, ta có thêm sự tự tin để thể hiện bản thân. Chắc hẳn, sẽ khó có ai mà quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” đã đem lại niềm vui, làm dạng ranh dân tộc. Để làm nên kỳ tích ấy, bên cạnh sự quyết tâm, tin tưởng, dũng cảm chiến đấu hết mình, thì không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt qua những giờ phút gian nan, khắc nghiệt để đi đến thành công. Sẽ chẳng có một ngôi sao nào tỏa sáng trên đất Thường Châu ngày ấy nếu không có những ngôi sao khác cùng nhau thắp lên, cùng nhau hỗ trợ cho ngôi sao ấy sáng rực rỡ. Đúng hư câu nói “Đoàn kết là sức mạnh”, mỗi một ngọn lửa sức mạnh nhỏ kết lại với nhau sẽ thành một ngọn đuốc rực cháy với sức mạnh phi thường, và chính lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đã cho thấy điều đó.
Ngoài ra, hơn tất cả, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ, sẻ chia. Có những người sinh ra đã thiệt thòi, không được may mắn như những người khác, vậy nên, một tấm lòng, một tình yêu thương, một sự giúp đỡ sẽ là ngọn lửa để họ sưởi ấm, lấp đầy trái tim lạnh giá, thiếu thốn này. Hãy cho đi và ta sẽ nhận lại xứng đáng. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách luôn mở lòng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, cũng cần tỉnh táo để phân biệt được cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Tránh ngông cuồng, cổ xúy cho những hiện tượng mà đi ngược lại với quy luật đất nước, không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ vĩnh viễn chẳng thể nào có được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh.
Cây có một chiếc lá thì không thể gọi là cây, nhưng nhiều chiếc lá thì có thể sẽ thay đổi được kết quả. Dù những chiếc là gặp gỡ nhau có là lá lành hay lá rách, thì khi tụ chung lại, chúng vẫn cùng ở trên một chiếc cây, cùng mang lại màu xanh, mang lại sức sống cho cây. Vậy thì bạn sẽ chọn là chiếc lá duy nhất hay sẽ chọn là một chiếc lá bất kì trong vô vàn chiếc lá khác?
4. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Bài làm:
Ý nghĩa:
- “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.
- “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi.
=> Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.
5. Viết phần mở bài cho bài giới thiệu về giá trị của một số câu tục ngữ, ca dao và dân ca địa phương em cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học của trường.
Tục ngữ, ca dao là phần phong phú trong văn học dân gian của dân tộc ta. Nó giúp chúng ta thể hiện một thái độ hay lời nói của chúng ta. Tục ngữ, ca dao có giá trị nghệ thuật và tư tưởng tình cảm, trí tuệ. Tục ngữ ca dao ngắn gọn nhưng súc tích, có vần giúp người đọc dễ nhớ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Hôm nay chúng ta sẽ làm rõ tầm quan trọng của ca dao, tục ngữ
6. Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc?
- Sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca đúng cách
- Phải vận dụng đúng những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để là trong những câu ca dao tục ngữ
- Kinh nghiệm mà ông cha ta để lại trong ca dao, tục ngữ rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày nên phải tuyên truyền mọi người bảo vệ và giữ gìn
.....................................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Hoạt động ngữ văn VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.