Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động khởi động

1. Chia nhóm chơi trò chơi; Đọc tên tác phẩm- nói đúng tên tác giả.

Cách chơi: Viết tên mỗi tác phẩm ra một tấm bìa nhỏ, từng người rút một tấm bìa bất kì; đọc tên tác phẩm ghi trên tấm bìa rồi nói tên tác giả của tác phẩm đó.

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
  • Phò giá về kinh
  • Cảnh khuya
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Tiếng gà trưa
  • Bạn đến chơi nhà
Bài làm:
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch
  • Phò giá về kinh: Trần Quang Khải
  • Cảnh khuya: Hồ Chí Minh
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương
  • Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh
  • Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho thích hợp

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

Bài làm:

Nối:

1-d

2-g

3-e

4-h

5-b

6-c

2. Ý kiến nào dưới đây em cho là chính xác hoặc ko chính xác?

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

Bài làm:

Ý kiến không chính xác là a, e, i, k.

Giải thích:

  • Đã là thơ thì không chỉ có phương thức biểu cảm mà còn có các phương thức khác như tự sự, miêu tả.
  • Thơ trữ tình không chỉ dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc mà còn sử dụng lối nói gián tiếp để thể hiện tình cả (ví dụ: bài Qua đèo Ngang).
  • Thơ trữ tình phải có cốt truyện hay hệ thống nhân vật đa dạng là nhận xét chưa chính xác, đó là yêu cầu đối với truyện thơ.
  • Trong thơ trữ tình không yêu cầu bắt buộc phải có lập luận chặt chẽ, tuy nhiên nếu bài thơ có lập luận chặt chẽ sẽ tăng tính thuyết phục cao.

3. Đọc và nêu nội dung chính của mỗi đoạn dưới đây:

a. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuoi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút.

b. Ca dao trữ tình là văn bản biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng............... tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,....

c. Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp saong thường biểu hiện một cách gián tiếp....................đầy đủ ý vị của bài thơ.

Bài làm:

Nội dung chính mỗi đoạn:

a. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.

b. Ca dao trữ tình là văn bản biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng vốn được lưu hành trong dân gian.

c. Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp saong thường biểu hiện một cách gián tiếp

c. Hoạt động luyện tập

1. Nêu nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ dưới đây:

- Suốt ngày ôm nỗi ưu tư

Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên

- Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Bài làm:

Nội dung trữ tình: thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân.

- Hình thức tự sự:

  • Suốt ngày ôm nỗi ưu tư.
  • Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

-Hình thức miêu tả

  • Quàng chăn nghủ chẳng yên

- Hình thức so sánh:

Tấm lòng ưu ái như nước cuộn ngày đêm => Nỗi lo âu mãnh liệt

2. Đọc lại hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Rằm tháng giêng; nhận xét về cản vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện mỗi bài.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Rằm tháng giêng

Cảnh vật được miêu tả

Tình cảm được thể hiện

Bài làm:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Rằm tháng giêng

Cảnh vật được miêu tả

Tả cảnh trăng và thi sĩ

Tả cảnh rằm tháng giêng trên dòng sông có không gian cao rộng,bát ngát tràn ngập sức xuân

Tình cảm được thể hiện

Tình cảm quê hương sâu lắng của người sống xa quê nhà trong đêm trăng thanh vằng

Tình yêu thiên nhiên lòng yêu đất nước sâu đặm và phong cách ung dung, lạc quan

3. Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và đánh dấu x vào ô phù hợp ( chính xác/ không chính xác):

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

Bài làm:

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

4. Đọc các sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào ô trống:

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

Soạn VNEN Ngữ văn 7 bài 16

Bài làm:

Sơ đồ: TỪ PHỨC

VD:

  • Từ ghép chính phụ: cá mè, cá trắm, cá cảnh, xe đạp, xe máy, xe ôtô, con hươu, con nai...
  • Từ ghép đẳng lập: nắng mưa, nhà cửa, quần áo,
  • Từ láy toàn bộ: xanh xanh, xa xa, vàng vàng, trăng trắng, đo đỏ...
  • Từ láy phụ âm đầu: dễ dàng, dịu dàng, trắng trẻo, hồng hào...
  • Từ láy vần: um tùm, lanh chanh, lòa xòa, luẩn quẩn...

Sơ đồ:ĐẠI TỪ

VD:

  • Đại từ trỏ người, vật: tôi, chúng tôi, nó, mày...
  • Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu...
  • Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế...
  • Đại từ hỏi về người, sự vật: ai, gì...
  • Đại từ hỏi số lượng: bao nhiêu, mấy...
  • Đại từ hỏi về hoạt động tính chất: sao, ra sao, thế nào...

5. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.

Danh từ

Đồng từ

Tính từ

Quan hệ từ

Ý nghĩa và chức năng

Ví dụ

Bài làm:

Danh từ

Đồng từ

Tính từ

Quan hệ từ

Ý nghĩa và chức năng

Dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, .....

Làm chủ ngữ, vị ngữ cho câu , làm tân ngữ cho ngoại động từ

Dùng để biểu thị trạng thái, hành động, ...

Thường được làm vị ngữ trong câu

Dùng để chỉ đặc điểm, tính chất.

Có thể dùng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả,...

Ở giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

Ví dụ

bàn , ghế, bảng, cặp, bài kiểm tra, ...

chạy, nhảy, chơi, xem phim ,...

đẹp, xấu , giỏi, to, ...

càng ... càng, nhưng, nếu ... thì ,...

D. Hoạt động vận dụng

2. Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và ................................

b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là..................

c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: .......................

Bài làm:

a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.

b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.

c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Ôn tập VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
7 423
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm