Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Những câu hát nghĩa tình VNEN

VnDoc giới thiệu tài liệu Soạn văn 7 VNEN bài Những câu hát nghĩa tình. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7 với các hướng dẫn giải chi tiết cho các bài tập trong sách VNEN Ngữ văn 7, sẽ giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

A. Hoạt động khởi động

  • Hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương, đất nước mà em biết
  • Nêu một vài ví dụ về nôi dung và hình thức các câu, bài ca dao em vừa đọc
Bài làm:

Một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật bây giờ là đây

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

- Về nội dung: các bài ca dao về quê hương đất nước có nội dung ca ngợi các cảnh đẹp thiên nhiên, từ đó ca ngợi, thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương đất nước. Các bài ca dao về tình cảm gia đình có nội dung ca ngợi tình cảm sâu nặng với cha mẹ, tình yêu thương đoàn kết, gắn bó của anh em trong gia đình.

- Về hình thức: các câu ca dao sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

2.1. Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi:

a) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

b) Tình cảm, cảm xúc nổi bật đc thể hiện qua bài ca dao là gì?

c) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nao? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

Bài làm:

Bài 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • Bài ca dao trên là cha mẹ nói với con cái. Dựa vào câu “con ơi” ở cuối bài
  • Tình cảm nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là tình cao nghĩa rộng mà cha mẹ dành cho con. Công lao của cha mẹ như núi như biển, không bao giờ có thể kể hết công lao của cha mẹ.
  • Biện pháp nghệ thuật ược các tác giả dân gian sử dụng đó là biện pháp so sánh cùng thể thơ lục bát ngọt ngào như tiếng hát ru. Tac giả sử dụng các hình ảnh so sánh: núi ngất trời, biển Đông để ví với công lao trời bể của cha mẹ để thấy được sự hi sinh lớn lao của đấng sinh thành, dành cả cuộc đời để chăm lo cho con. Cụm từ hán việt “cù lao chín chữ” để nói đến công lao sinh thành, nâng đỡ, nuôi dưỡng, giáo dục… Qua đó nhằm nhấn mạnh công ơn sâu nặng của cha mẹ.

Bài 2:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vây

  • Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc lời của anh em nói với nhau. Dựa vào các từ “bác mẹ”, “anh em”.
  • Tình cảm nổi bật trong bài thơ là lời răn dạy về tình cảm anh em trong gia đình, anh em phải sống hòa thuận để cha mẹ được vui lòng.
  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “Anh em như thể tay chân” thể hiện sự gắn bó thân mật, gần gũi của anh em trong một gia đình.

Bài 3:

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh/

Đèn Sòng thiêng nhất cứ Thanh

Ở trên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

  • Là lời của anh nói với em hay chính là lời của những người dân khi nói về tình yêu, sự hiểu biết và niềm tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Biện pháp nghệ thuật nổi bật là sử dụng lối nói đối đáp: người hỏi – người trả lời, các cảnh đẹp với nét đẹp riêng được nhắc lại qua hai lời đối đáp, ó tác dụng nhấn mạnh, thể hiện sự am hiểu, làm nổi bật cảnh đẹp của đất nước.

Bài 4:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

- Là lời của chàng trai nói với cô gái, dựa vào lời nói “Thân em”.

- Bài ca dao ca ngợi vể đẹp của cánh đồng, của thiên nhiên rộng lớn tươi đẹp, ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Qua đó ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ.

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất đa dạng:

  • Biện pháp so sánh “thân em như chẽn lúa đòng đòng”, thể hiện nét đẹp, sức sống, tươi mới của người con gái như cây lúa sắp trổ bông.
  • Thể thơ có sự thay đổi, sử dụng các câu thơ 12, 8 chữ
  • Sử dụng nhiều từ láy: đòng đòng, phất phơ, mênh mông
  • Dùng từ ngữ địa phương: tê, ni
  • Đảo ngữ: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông
  • Qua các biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh đẹp quê hương và nét đẹp của người con gái thôn quê.

2.2. Từ việc tìm hiểu các bài ca dao, em đã có những hiểu biết ban đầu nào về ca dao, dân ca?

Bài làm:
  • Ca dao thể hiện những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp cuả ông cha ta, những cảm thấm nhuần tư tương nhân văn của mọi thời đại: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, yêu lao động, tình yêu đôi lứa, yêu thương con người.
  • Hầu hết các bài ca dao đều được viết theo thể lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc, cách gieo vần, ngắt nhịp dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.
  • Về giọng điệu, ca dao chính là những lời hát nên rất giàu chất nhạc. Mỗi bài ca dao cất lên với một giong điệu khác nhau:
  • Ngôn ngữ trong ca dao rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, các từ láy tương thanh, tượng hình… khiến các sự vật, sự việc, hiện tượng hiện lên sinh động, gợi cảm vô cùng
  • Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ…cũng được các tác giả dân gian vận dụng rất thành công để làm nổi bật tư tương tình cảm muốn diễn đạt.

3. Tìm hiểu về từ láy

a) Dựa vào những hiểu biết về từ láy đã học, hãy tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết: Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng?

Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên gạch hè.

Tôi mếu máo trả lời và đứng im như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

Bài làm:
  • Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu
  • Các từ láy trên giống nhau là đều do hai tiếng tạo thành, có sự hòa phối về âm thanh. Khác nhau: đăm đăm (giống nhau về phụ âm và vần), mếu máo (giống nhau về phụ âm đầu), liêu xiêu (có sự giống nhau về vần).

b) Hãy phân loại các từ láy vừa tìm được.

Bài làm:
  • đăm đăm: từ láy toàn bộ
  • mếu máo: từ láy phụ âm đầu
  • liêu xiêu: từ láy bộ phần vần

c) Nghĩa của từ láy tạo thường được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Hãy cho biết các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì về âm thanh và về nghĩa;

- Lí nhí, li ti, ti hí

- Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh

- Oa oa, tích tắc, gâu gâu

Bài làm:
  • Lí nhí, li ti, ti hí: âm thanh do các từ láy này gợi ra những thứ nhỏ bé tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ này thể hiện (ví dụ nói lí nhí, mắt ti hí…)
  • Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh: Các từ láy phụ âm đầu, phần vần là tiếng gốc. Âm thanh của các từ này gợi ra trạng thái chuyển động liên tục hoặc sự thay đổi hình dáng của sự vật
  • Oa oa, tích tắc, gâu gâu: nghĩa từ láy oa oa, gâu gâu, tích tắc được tạo thành do đặc điểm về âm thanh, dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh: oa oa giống như tiếng khóc của em bé, gâu gâu giống âm thanh tiến chó sủa, tích tắc giống như âm thanh của kim đồng hồ.

d) So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ

Bài làm:

Các từ láy có sắc thái giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc ban đầu.

4. Tìm hiểu về quá trình tạo lập văn bản

a) Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần xác định trước tiên ( về nội dung, hình thức, mục đích, đối tượng) khi tạo lập một văn bản?

Viết cho ai?

Viết để làm gì?

Viết về cái gì?

Viết như thế nào?

Bài làm:

Những yêu cầu cần xác định khi tạo lập văn bản:

  • Viết cho ai? (đối tượng)
  • Viết để làm gì? (mục đích)
  • Viết về cái gì? (nội dung)
  • Viết như thế nào? (hình thức)

b) Sau khi xác định được những yêu cầu trên, việc tiếp theo là gì? ( sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự hợp lí)

Sắp xếp ý

Tìm ý

Viết chính thức

Viết nháp (một số câu,đoạn)

Sửa chữa

Bài làm:

Sau khi xác định các việc trên, cần làm các việc tiếp theo:

  • Tìm ý
  • Sắp xếp ý
  • Viết nháp (một số câu, đoạn)
  • Viết chính thức
  • Sửa chữa

c) Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?

Đúng ngữ pháp

Dùng từ chính xác

Có tính liên kết

Ngôn từ trong sáng

Bám sát bố cục

Có mạch lạc

Bài làm:

Bài văn sau khi đã tạo lập cần đáp ứng tất cả các yêu cầu trên nhằm đảm bảo có bố cục, tính mạch lạc, rõ ràng, câu có cấu trúc đúng ngữ pháp, ngôn ngữ trong sáng và đúng về chính tả.

d) Có cần phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không?

Không

Bài làm:

Cần thiết phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành. Theo tiêu chí bám sát bố cục, văn bản có tính liên kết giữa các câu, các phần, các đoạn để đảm bảo tính mạch lạc. Bên cạnh, đó, cần kiểm tra các câu có đúng ngữ pháp, ngôn từ có chính xác, trong sáng không.

C. Hoạt đông luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Qua các bài ca dao vừa học, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa?

Bài làm:

Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những lời gửi gắm tâm tư, tình cảm của những người dân lao động với đất nước, với cha mẹ, anh em. Mỗi bài ca dao như lời hát tự hào về vẻ đẹp của quê hương, lời dặn dò về tình nghĩa sâu nặng giữa những người thân trong gia đình. Qua đó cho thấy những người lao động có tình cảm sâu nặng, tâm hồn chan chứa tình yêu thương.

b) Hãy nêu nhận xét của em về thể thơ của các bài ca dao đó

Bài làm:
  • Các bài ca dao đa phần sử dụng thể thơ lục bát tạo âm hưởng nhẹ nhàng, ngọt ngào như những lời hát ru. Các nhịp ngắt trong câu lục bát thường là nhịp chẵn 2/2/2, 4/4 để diễn tả những tình cảm yêu thương, buồn đau.
  • Đối với bài ca dao có hình thức đối đáp, các câu ca dao sử dụng các câu lục bát biến thể, có thể tăng tiếng hoặc giảm tiếng nên xuất hiện các câu có 7,10, 12 chữ

2. Luyện tập về từ láy

a) Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

………ló

nhức……

……..nhỏ

Vội……..

……..thấp

Xinh……..

……..chếch

Thích…….

Bài làm:

Lấp ló, nhức nhối, nho nhỏ, vội vàng, thâm thấp, xinh xắn, chênh chếch, thích thú

b) Chọn từ đúng:

  • Bà mẹ nhẹ nhõm/ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
  • Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xí/ xấu xa của tên phản bội.
  • Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tác/ tan tành.
Bài làm:

Các từ sử dụng đúng trong các câu là:

Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.

c) Hãy đặt câu với những từ không được chọn trong các câu trên.

Bài làm:

Đặt câu:

  • Lan cảm thấy nhẹ nhõm sau khi làm xong bài thi.
  • Con quạ cảm thấy rất buồn vì thân hình xấu xí của mình.
  • Thánh Gióng đi đến đâu, giặc Ân bị đánh tan tác đến đó.

d) Sắp xếp lại bảng các từ láy, từ ghép dưới đây cho đúng

Bài làm:

Từ láyTừ ghép
lon ton, lách cách, gờn gợn,mặt mũi, tươi tốt, nấu nướng, học hỏi, tóc tai, ngọn ngành, nảy nở, mệt mỏi, khuôn khổ

3. Luyện tập về các bước tạo lập văn bản

Giả sử em muốn viết thư cho 1 người bạn nước ngoài để giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em, em sẽ phải thực hiện những gì ?

Bài làm:

Để viết một bức thư cần có các bước sau đây:

Bước 1: Định hướng tạo lập văn bản, để văn bản được viết đúng hướng, cần xác định các vấn đề cụ thể sau

  • Viết cho ai? Ở đây là viết cho một người bạn nước ngoài, chưa từng được biết về các cảnh đẹp của Việt Nam
  • Viết để làm gì? Viết để giới thiệu về các cảnh đẹp của đất nước
  • Viết về cái gì? Về các cảnh đẹp
  • Viết như thế nào? Viết dưới hình thức một bức thư nên cần đảm bảo các yêu cầu (như phần đầu tư cần nêu địa điểm, thời gian, lời hỏi thăm; phần nội dung chính cần nêu mục đích, lí do viết thư, thăm hỏi tình hình người nhận, giới thiệu cảnh đẹp; phần cuối thư có lời mời, lời chào, chữ kĩ tên người viết)

Bước 2: Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý. Lưu ý lựa chọn các phong cảnh tiêu biểu của đất nước để giới thiệu trong thư. Yêu cầu sắp xếp các ý cần theo bố cục rõ ràng, hợp lí, đảm bảo tính liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

Bước 3: Viết thành văn bản hoàn chỉnh

Bước 4: Kiểm tra lại bài văn sau khi hoàn thành theo các tiêu chí: bố cục, tính liên kết giữa các đoạn phần, ngôn từ sử dụng.

D. Hoạt động vận dụng

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường. Tham khảo bài làm: Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú mà em gặp ở trường

Đề 2: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp. Thảo khảo bài làm tại đây: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè

Đề 3: Miêu tả chân dung một người bạn của em. Tham khảo đáp án tại đây: Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn thân

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm thêm một số bài ca dao có chủ đề về “tình cảm gia đình” hoặc “tình yêu quê hương, đất nước, con người”

Bài làm:

Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước

Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Đường lên Xứ Lạng bao xa,

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng mà lại trông,

Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

Bình Định có núi Vọng Phu.

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Em về Bình Định cùng anh.

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.

Ai về tới thẳng Năm Căn

Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu

Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,

Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!

2. Ghi lại những từ láy được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của em và những người xung quanh. Tìm sắc thái ý nghĩa của những từ láy đó so với tiếng gốc của chúng.

Bài làm:
  • Các từ láy có sắc thái ý nghĩa nhẹ hơn tiếng gốc: tim tím, trăng trắng, nho nhỏ, be bé, đo đỏ, heo héo
  • Các từ láy có sắc thái ý nghĩa nặng hơn tiếng gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt

.....................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Những câu hát nghĩa tình VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 7 VNEN

    Xem thêm