Các trường hợp cần viết là
- Thông báo với các bạn tình hình của lớp
- Viết văn bản gửi Ban giám hiệu về tình hình của lớp
- Viết thư cho người thân về tình hình học tập của em
Một vài trường hợp khác như:
- Báo cáo thi đua chào mừng ngày 20-11
- Báo cáo tổng kết năm học vừa qua
- Báo cáo kết quả lao động ngày 27-7
- ...
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu mục đích, nội dung, cách viết văn bản báo cáo.
a. Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Qua hai văn bản trên, hãy rút mục đích, nội dung của văn bản báo cáo để điền vào bảng sau:
Câu hỏi | Trả lời |
Mục đích của hai văn bản (Viết báo cáo để làm gì?) | |
Tình huống viết văn bản báo cáo (Vì sao phải viết văn bản báo cáo) | |
Nội dung của hai văn bản (đề cập đến vấn đề gì?) |
Câu hỏi | Trả lời |
Mục đích của hai văn bản (Viết báo cáo để làm gì?) |
|
Tình huống viết văn bản báo cáo (Vì sao phải viết văn bản báo cáo) |
|
Nội dung của hai văn bản(đề cập đến vấn đề gì?) |
|
b. Từ việc phân tích hai văn bản trên, hãy rút ra mục đích, nội dung của văn bản báo cáo và điền vào bảng sau:
Mục đích văn bản báo cáo | Nội dung của văn bản báo cáo |
Mục đích văn bản báo cáo | Nội dung của văn bản báo cáo |
Trình bày tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể | Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì?.. |
c. Quan sát bảng và nhận xét về bố cục của văn bản báo cáo.
Bài làm:
Bố cục của văn bản báo cáo trên được trình bày hợp lí, thứ tự sắp xếp các phần đúng theo yêu cầu của một bài báo có, nội dung các phần trong văn bản theo một trình mạch lạc, lõ ràng
d. Đọc phần lưu ý, phân tích yêu cầu và cách viết văn bản báo cáo.
=> Từ lưu ý trên ta thấy để viết được một văn bản báo cáo cần lưu ý theo những yêu cầu được nêu ra, có đầy đủ các phần mục, nội dung báo cáo cần phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí;báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh những lưu ý trên báo cáo cũng cần phải kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc.
2. Ôn tập về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau:
Kẻ bảng so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau:
Phương diện Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
Văn bản đề nghị | |||
Văn bản báo cáo |
Phương diện Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
Văn bản đề nghị | Đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết. | Phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai, | Trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn |
Văn bản báo cáo | Trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết. | Nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. | Phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả n |
3. Ôn tập về văn biểu cảm và văn nghị luận
a. Kể bảng sau vào vở và điền các nội dung khái quát về văn biểu cảm.
Mục đích của văn bản biểu cảm | |
Nội dung của văn bản biểu cảm | |
Phương tiện biểu cảm. |
Mục đích của văn bản biểu cảm | Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm... |
Nội dung của văn bản biểu cảm | Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. |
Phương tiện biểu cảm. | Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ. |
b. Kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung khái quá các phần theo bố cục của văn biểu cảm:
Mở bài | |
Thân bài | |
Kết bài |
Mở bài | Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu |
Thân bài | Nêu cảm nghĩ về đối tượng |
Kết bài | Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng |
c. Yếu tố nào không thuộc đặc trưng của văn bản nghị luận?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Phương pháp lập luận
D. Hình ảnh, cảm xúc
Chọn D. Hình ảnh, cảm xúc
d.Viết tiếp vào chỗ trông đặc điểm của văn bản nghị luận:
- Văn bản nghị luận là kiểu văn bản có mục đích......................
- Văn bản nghị luận bao giờ cũng có đề tài nghị luận, luận điểm .....................và các phương pháp lập luận.
- Các phương pháp lập luận bao gồm:.....................
- Văn bản nghị luận là kiểu văn bản có mục đích xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó
- Văn bản nghị luận bao giờ cũng có đề tài nghị luận, luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận
- Các phương pháp lập luận gồm: những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới
C. Hoạt động luyện tập
1. Thực hiện một trong hai yêu cầu dưới đây, sau đó trao đổi với các nhóm khác để nhận xét đánh giá:
a. Viết một văn bản đề nghị gửi Ban giám hiệu nhà trường, kiến nghị bổ sung để kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7
b. Viết một văn bản báo cáo gửi thầy cô Hiệu trưởng, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ học kì II của lớp.
Bài làm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............, ngày.......tháng....... năm 2017
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường, trường THCS.........
Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với nhà trường một việc như sau: Sau khi tham khảo xong kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7, chúng em thấy cần phải bổ sung thêm một vài hoạt động dã ngoại để chúng em có thể giải tỏa căng thẳng sau kì thi và được trải nghiệm thực tế để có nhiều kiến thức bổ ích hơn phục vụ cho việc học tập.
Mong nhà trường chấp thuận đề nghị của chúng em.
Thay mặt lớp 7C
Kí tên
2. Thực hiện một trong hai yêu cầu sau đây, sau đó trao đổi với bạn để nhận xét đánh giá:
a. Viết đoạn văn biểu cảm (từ 5-7 câu) nói lên suy nghĩ và cảm xúc của em về một người tàn tật
b. Lập dàn ý cho đề văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.”
Bài làm:
b. Lập dàn ý cho đề văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.”
I. Mở bài: Giới thiệu, đưa ra vấn đề
II. Thân bài
Giải thích: Thế nào là tự học?
- Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
- Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp
Bình luận: Khẳng định đây là vấn đề đúng. Đưa ra các lí lẽ khác nhau bàn luận:
Vai trò của việc tự học:
- Rèn luyện và phát triển tư duy.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
Luận: chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta qua các dẫn chứng
- Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
- Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
- Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
- Phê phán những người có thói ghét học và xem đó là một cực hình
- Phê phán những con người lười học
- Phê phán những người học tủ, học vẹt
Lời khuyên:
- Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.
- Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức
- Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
- Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
III. Kết bài
- Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
- Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
- Cần tạo cho mình một thói quen tự học
D, Hoạt động vận dụng.
1. Nhân danh lớp trưởng lớp 7A, em hãy viết một văn bản báo cáo gửi ban giám hiệu nhà trường về việc một bạn trong lớp phải bỏ học (giả định) vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Bài làm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày..........tháng........năm 2017
BÁO CÁO
Về tiến độ thực hiện nhiệm vụ học kì II của lớp .
Kính gửi: Cô hiệu trưởng (thầy hiệu trưởng) trường THCS.......
Tạo thể lớp 7A chúng em xin trình bày tiến độ thực hiện nhiệm vụ học kì II của lớp em như sau:
* Về học tập:
+ Cả lớp có 70 giờ tốt, 2 giờ khá, không có giờ trung bình, yếu
+ Thực hiện tốt công tác chuẩn bị bài ở nhà và truy bài trên lớp không có ai vi phạm.
* Về kỉ luật:
+ Các bạn đi học đúng giờ, 2 bạn nghỉ học có lí do
+ Thực hiện tốt công tác đội viên, không ai vi phạm
+ Trong lớp chú ý nghe giảng, không ai vi phạm
* Về lao động:
+ Tham gia vệ sinh sân trường, khu vực phân công sạch sẽ.
+ Chăm sóc bồn hoa gần phòng hiệu trưởng thường xuyên
+ Tham gia đủ các buổi lao động theo lịch của nhà trường không bạn nào nghỉ
Thay mặt lớp 7A
Kí tên
2, Bài văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” Dựa trên dàn bài mà em hoặc bạn đã lập trên lớp.
Bài làm:
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học thêm hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học thêm chúng ta cần phải có tinh thần “tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu tự học là gì? Tự học là tinh thần chủ động, trong tiếp nhận tri thức, và vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực hành, là tích cực tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới, là học mọi lúc mọi nơi và học từ mọi người. Tự học chính là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
Thật vậy, bản thân chúng ta trong học tập luôn phải nêu cao tinh thần tự học. Tự học bổ ích bởi kiến thức của nhân loại là vô cùng tận còn sự hiểu biết của chúng ta chỉ như giọt nước giữa đại dương mênh mông, như một hạt cát giữa sa mạc rộng lớn. Kiến thức chúng ta được học ở nhà trường chỉ có thể đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu hiểu biết của con người. Tự học giúp chúng ta bắt kịp những thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì, chúng ta cũng cần tự học, “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” (Đac-uyn). Vai trò của việc tự học khiến chúng ta tự rèn luyện và phát triển tư duy, tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng, xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc lòng mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt". Bởi chỉ có tự học, chúng ta mới có thể lĩnh hội tri thức, độc lập và thành công, là công dân của thời đại mới.
Bên cạnh những người luôn cố gắng hết mình, tự học trau dồi kiến thức cho bản thân lại có những kẻ lười nhác học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nếu không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết liên kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớp hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ.
Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng đất nước.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tìm trên sách báo hoặc Internet 2-3 bài văn biểu cảm và 2-3 đoạn văn nghị luận. Ghi lại tên các văn bản đó và nêu vắn tắt nội dung.
Bài làm:
Sưu tập đoạn văn biểu cảm:
ĐOẠN VĂN 1: Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm! Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
=> Nội dung: biểu cảm về mẹ, tình yêu thương của mẹ
ĐOẠN VĂN 2: Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng. Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
=> Nội dung: biểu cảm về quê hương
Sưu tập bài văn biểu cảm:
BÀI VĂN 1: Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.
Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, ... là tất cả những gì của ta.
Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.
Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.
Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiều điều quý giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.
=> Nội dung: Biểu cảm về mái trường của em.
BÀI VĂN 2: Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.
Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như sự tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại có điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.
Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.
Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.
Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.
Em nhận ra rằng: Tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
=> Nội dung: Biểu cảm về tình bạn
2. Tìm hiểu thêm về các loại văn bản báo cáo. Ghi lại tên 2-3 văn bản
Một vài tên văn bản báo cáo như sau:
- Báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
- Báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
- Báo cáo về tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
.....................................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Văn bản báo cáo VNEN. Tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, hy vọng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh và có sự hứng thú đối với môn học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.