Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Lời giải:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước..

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.

* Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:

+ Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

+ Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn.

- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

I – Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng mạnh ra đời.

- Mông Cổ muốn mượn đường Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc nhằm thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.

2. Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ

Chuẩn bị của nhà Trần:

+ Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.

+ Thành lập các đội dân binh ngày đêm tập luyện võ nghệ.

Diễn biến:

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên, sau đó tiến vào Thăng Long.

- Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống" xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam) khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm rơi vào tình thế khó khăn.

- Nắm thời cơ, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Ngày 29/1/1258 quân Mông Cổ thua trận, rút khỏi Thăng Long chạy về nước.

Kết quả: Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn. Chưa đầy một tháng cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

II – Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)

1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc.

Thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.

- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.

+ Năm 1283, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa, chiếm kinh thành.

+ Quân dân Cham-pa chiến đấu anh dũng, quân Nguyên phải rút về cố thủ ở phía Bắc.

→ Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta của nhà Nguyên bước đầu phá sản.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.

- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.

- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc., quân sĩ thể hiện quyết tâm đánh giặc.

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

Diễn biến:

- Tháng 1 – 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Quân ta chặn đánh địch ở vùng biên giới rồi lui về Vạn Kiếp.

- Quân Tống tập trung lực lượng tiến đánh Vạn Kiếp. Thế giặc mạnh quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường.

- Nhân dân thực hiện chính sách “vườn không nhà trống, quân Tống tiến vào Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng.

- Thoát Hoan chỉ huy lực lượng tiến xuống phía nam nhằm tạo thế “gọng kìm” hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta.

- Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công tiêu diệt địch.

- Kế hoạch bắt sống vua Trần và quân chủ lực của ta thất bại, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện, rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5 – 1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân Tống tháo chạy bị nhà Trần phục kích đánh chặn đánh, vua Trần đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết.

Kết quả:

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

III – Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

- Vua Nguyên đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng quyết tâm đánh bại Đại Việt để trả thù.

- Quân Tống huy quân đội đông đảo, nhiều tướng giỏi cho cuộc xâm lược Đại Việt lần 3.

- Vua Trần huy động nhân dân chuẩn bị đánh giặc.

- Cuối tháng 12 – 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ: do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang, chiếm đóng Vạn Kiếp.

+ Quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược sông Bạch Đằng kéo về Vạn Kiếp.

2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

- Quân của Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Lợi dụng quân của Ô Mã Nhi kéo về Vạn Kiếp, Trần Khánh Dư bố trí trận địa mai phục.

- Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra tấn công.

* Kết quả: phần lớn thuyền lương của địch bị đắm số còn lại bị quân Trần chiếm.

3. Chiến thắng Bạch Đằng

Diễn biến:

- Cuối tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào tình thế bị động, binh lính hoang mang. Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ.

- Quân dân nhà Trần bố trí, mai phục trên sông bạch Đằng.

- Tháng 4/1288: đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

- Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vội vàng rút lui về nước trong tình trạng thất bại.

Kết quả:

- Toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

- Quân bộ từ Vạn Kiếp rút về nước bị quân ta tập kích tiêu diệt.

---------------------------------

Ngoài Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm