Nhà Trần khi thực hiện kế sách vườn không nhà trống không nhằm mục đích nào sau đây?
Nhà Trần khi thực hiện kế sách vườn không nhà trống không nhằm mục đích nào sau đây? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nhà Trần khi thực hiện kế sách vườn không nhà trống không nhằm mục đích nào sau đây?
Câu hỏi: Nhà Trần khi thực hiện kế sách vườn không nhà trống không nhằm mục đích nào sau đây?
- Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ
- Củng cố lực lượng chờ phản công
- Đánh nhanh thắng nhanh
Lời giải:
Đáp án đúng: D. Đánh nhanh thắng nhanh
Mục đích của nhà Trần khi thực hiện kế "vườn không nhà trống" bao gồm:
- Tránh phải đụng độ với quân Mông Cổ khi lực lương còn rất mạnh
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ: đội quân từ xa đến, thiếu lương thực, không quen thổ nhưỡng và muốn đánh nhanh thắng nhanh
- Rút lui để củng cố lại lực lượng, chờ cơ hội quân Mông Cổ suy yếu để phản công.
=> Loại trừ đáp án: D
I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng mạnh ra đời.
- Mông Cổ muốn mượn đường Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc nhằm thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
Nhà Trần chuẩn bị
- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí.
- Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh giặc.
Diễn biến
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên, sau đó tiến vào Thăng Long.
- Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống" xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam) khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm rơi vào tình thế khó khăn.
- Nắm thời cơ, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Ngày 29/1/1258 quân Mông Cổ thua trận, rút khỏi Thăng Long chạy về nước.
Kết quả
Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn.
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên 1285
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Ý đồ của nhà Nguyên:
+ Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất.
+ Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.
+ Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc.
- Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.
- Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.
- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc., quân sĩ thể hiện quyết tâm đánh giặc.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
a, Diễn biến
- Tháng 1 – 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân ta chặn đánh địch ở vùng biên giới rồi lui về Vạn Kiếp.
- Quân Tống tập trung lực lượng tiến đánh Vạn Kiếp. Thế giặc mạnh quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường.
- Nhân dân thực hiện chính sách “vườn không nhà trống, quân Tống tiến vào Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng.
- Thoát Hoan chỉ huy lực lượng tiến xuống phía nam nhằm tạo thế “gọng kìm” hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta.
- Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công tiêu diệt địch.
- Kế hoạch bắt sống vua Trần và quân chủ lực của ta thất bại, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện, rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5 – 1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Quân Tống tháo chạy bị nhà Trần phục kích đánh chặn đánh, vua Trần đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết.
b, Kết quả của cuộc kháng chiến (Lần thứ 2) chống quân xâm lược Nguyên 1285
- Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi.
* Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285:
- Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng.
- Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực.
- Huy động toàn dân đánh giặc.
- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch lấy kế: “Lấy yếu đánh mạnh,lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
* Nguyên nhân thắng lợi: nhà Trần chuẩn bị chu đáo, có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao, kinh tế vững mạnh, nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc.
---------------------------------
Ngoài Nhà Trần khi thực hiện kế sách vườn không nhà trống không nhằm mục đích nào sau đây? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.