Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

Câu hỏi: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

  1. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.
  2. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.
  3. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.
  4. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

Giải thích:

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ giành được chính quyền thì ông tự xưng là Tiết Độ Sứ - đây là một chức quan cai quản nhiều quận, huyện bắt nguồn từ Trung Quốc. Qua đây có thể thấy chính quyền của Khúc Thừa Dụ vẫn phụ thuộc vào nhà Đường. Đến khi Khúc Thừa Dụ mất, con trai của ông là Khúc Hạo tuy thực hiện rất nhiều cải cách có ý nghĩa lớn lao, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc nhưng vẫn tiếp tục nối chức Tiết Độ Sứ, chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn còn phụ thuộc nhà Đường.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã đánh dấu sự kết thúc 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc. Sau khi lên ngôi vua vào năm 939, Ngô Quyền đã quyết định bỏ chức Tiết Độ Sứ đồng thời không tiếp tục duy trì chính quyền họ Khúc để thiết lập một triều đình mới ở trung ương với mục đích muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt, không phụ thuộc nhà Đường. Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền thể hiện rõ ý thức độc lập, tự chủ đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

1. Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ:

- Thời gian: năm 905

- Kẻ thù: nhà Đường

- Địa bàn hoạt động: Tống Bình

- Nguyên nhân: tình thế đất nước cấp bách, hiểm nguy và bản tính thương người của Khúc Thừa Dụ không thể ngồi yên nhìn nhân dân rơi vào lầm than trong hoàn cảnh loạn lạc lúc ấy.

* Diễn biến:

- Lợi dụng lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy chuẩn bị khởi nghĩa.

- Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân đánh chiếm thành Tống bình rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ, giành quyền tự chủ.

- Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo nối chức Tiết Độ Sứ và tiến hành một số cải cách về kinh tế, hành chính nhằm ổn định tình hình xã hội - được xem là cuộc cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

- Đánh dấu thắng lợi cơ bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời kỳ Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.

2. Các cải cách sau thắng lợi của Khúc Hạo

+ Hành chính:

Lãnh thổ họ Khúc quản lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách hành chính bằng việc xây dựng lại bộ máy cai trị mới, dù bộ máy chính quyền họ Khúc được nhìn nhận còn giản đơn. Trung tâm Tĩnh Hải quân vẫn được đặt tại Đại La (Tống Bình cũ, tức Hà Nội) như thời thuộc Đường.

Trình tự các cấp đơn vị hành chính dưới thời thuộc Đường là Châu – Huyện – Hương – Xã. Bộ máy cai trị cũ của nhà Đường bao gồm hệ thống từ trên xuống. Dù Thứ sử Giao châu là Khâu Hòa từng đặt ra đơn vị xã (tiểu xã từ 10-30 hộ và đại xã từ 40-60 hộ), nhưng chính quyền đô hộ nhà Đường mới chỉ nắm được đến cấp hương, chưa thể nắm đến cấp xã và không đặt ra các chức quan quản lý cấp xã ở Giao châu.

Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với Tĩnh Hải quân, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên, nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện. Thời thuộc Đường, dưới châu là hương, Khúc Hạo đổi hương là giáp, các đơn vị bên dưới giáp là xã. Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã.

Trình tự bộ máy nhà nước tự chủ do Khúc Hạo cải cách là: Lộ – Phủ – Châu – Giáp – Xã – Quận. Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã). Tuy ghi chép về việc cải cách, thay đổi hành chính của Khúc Hạo nhưng sử sách lại không ghi rõ ông đã đặt tên các đơn vị hành chính có tên gọi cụ thể ra sao.

+ Kinh tế:

Thời thuộc Đường, ngoài việc phải cống nạp rất nhiều, người Việt còn chịu tô thuế và lao dịch nặng nề. Nhằm thay đổi điều đó, Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách “bình quân thuế ruộng”. Các sử gia khi xem chính sách này của Khúc Hạo đã cho rằng Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.

Khúc Hạo còn chủ trương bỏ thuế đinh, người thu thuế là Phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, khắc phục sự phiền hà sách nhiễu của các quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả thất thu ngân sách.

Một chính sách khác mà Khúc Hạo áp dụng là “tha bỏ lực dịch”, nhằm bớt đi lao động khổ sai cho người dân dưới thời thuộc Đường.

Việt Nam đương thời vừa có những đặc điểm đặc thù, vừa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hình thái phương thức sản xuất châu Á. Chính sách của Khúc Hạo có tác động rất lớn đến đời sống xã hội của người Việt đương thời, phù hợp với kết cấu kinh tế – xã hội khi đó, giảm nhẹ được sự bóc lột của chính quyền với nhân dân, tạo ra sự dung hòa cần thiết về quyền lợi giữa nhà nước tự chủ với các làng xã, các thành viên thôn xóm.

Hai chính sách bình quân thuế ruộng và tha bỏ lực dịch được các sử gia xem là tiền đề tạo ra thành công của cuộc cải cách, tác động tích cực tới chính trị, văn hóa, xã hội lúc đó. Do nhà nước quản lý tới tận các đơn vị cơ sở, cải cách kinh tế có tác dụng gây dựng quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần theo quá trình phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong những thời kỳ sau.

* Ý nghĩa:

Tất cả những việc trên nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng nền tự chủ cho đất nước và mang lại cuộc sống no ấm cho nhân dân. Đây là bước đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

Các sử gia sau này nhìn nhận chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng thời bấy giờ là chính sách thân dân, cố kết toàn dân. Chính sách cải cách như một bước đệm đầu giúp đổi mới bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính quyền và cải thiện đời sống nhân dân thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và ý chí quyết tâm cao của dân tộc Việt quyết thoát khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc. Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phong kiến phương Bắc: “Độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa”.

---------------------------------

Ngoài Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm