Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

VnDoc xin giới thiệu bài Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Lời giải

- Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

- Do các hoạt động của nghĩa quân như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

Kiến thức mở rộng về phong trào Tây Sơn

1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam

Tây Sơn là vùng đất thuộc phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam, vốn là miền đất trù phú, cũng là một trong những vùng bị chính quyền họ Nguyễn (còn gọi là chúa Nguyễn) bóc lột thuế hà khắc nhất. Trong số 76.000 quan tiền thuế thu được hàng năm của các chúa Nguyễn ở 2 xứ Thuận- Quảng thì riêng xứ Quảng Nam đã chiếm hơn 40.000 quan.

Quan lại cường hào ở Quy Nhơn còn chiếm đoạt trắng trợn những ruộng đất do nông dân tự khai khẩn. Chúng biến ruộng công thành ruộng tư, biến người nông dân thành tá điền lệ thuộc để bóc lột tận cùng. Người dân miền núi như người Chàm và số dân tộc ít người khác còn bị đóng nhiều thứ thuế vô lý hơn như thuế lâm thổ sản. Lòng dân đã sớm oán thán, căm thù sự bóc lột tàn tệ của chính quyền chúa Nguyễn.

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài từ 1627 – 1672, nhưng không phân thắng bại, đất nước tiếp tục tình trạng bị chia cắt làm hai (Đàng Trong và Đàng Ngoài). Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, khi Đàng Ngoài bước vào cuộc khủng hoảng suy vong, Đàng Trong vẫn giữ được tình trạng ổn định tạm thời. Bước sang nửa sau của thế kỷ XVIII, Đàng Trong cũng đi theo “vết xe đổ” chung số phận với Đàng Ngoài.

Âm mưu và tham vọng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn là phải biến Đàng Trong thành một quốc gia riêng, đặt dưới quyền thống trị của họ Nguyễn. Vì quyền lợi của dòng họ mình, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ra sức phá hủy tính thống nhất của cộng đồng dân tộc, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân cả nước. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong là một tập đoàn quan lại sâu mọt, ăn bám, thối nát, chủ yếu được dựng lên bởi chế độ mua quan bán tước. Theo quy định của nhà chúa: “ Năm 1725 cứ nộp 50 quan được làm tướng thần, 45 quan được làm xã trưởng”. Vì thế mà đương thời mọi người tranh nhau nộp tiền để lĩnh bằng. Đặc biệt dưới thời trị vì của Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, thực chất mọi quyền hành đều tập trung trong tay quyền thần Trương Phúc Loan. Cuộc sống của giai cấp thống trị Đàng Trong lại đài các xa hoa, đua nhau hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng cơ cực, dẫn tới phong trào nông dân bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, liên tục và rộng khắp.

2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, lòng căm giận của nhân dân Đàng Trong chồng chất, đã châm ngòi cho sự bùng nổ phong trào đấu tranh chống lại quan quân nhà Nguyễn, trong đó có phong trào của nông dân Tây Sơn.

Lãnh đạo phong trào Tây Sơn là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tổ tiên của họ thuộc dòng dõi họ Hồ ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), vào khoảng giữa thế kỷ XVII bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong, rồi đưa lên miền Tây huyện Tuy Viễn, phủ Quy Ninh (năm 1742 đổi thành Quy Nhơn), khai phá đất hoang lập ra ấp Tây Sơn, nay thuộc hai thôn An Khê và Cửu An, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Lúc đó, Tây Sơn là cả một vùng rộng lớn bao quanh đèo An Khê. Phía tây là Thượng đạo còn vùng chân đèo phía đông là Hạ đạo. Đây là nơi sinh ra và lớn lên của ba lãnh tụ Tây Sơn. Thuở nhỏ cả ba anh em nhà Tây Sơn được học thầy giáo Hiến (ông là nho sỹ có tài những bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan, tìm đến đất Tây Sơn mở trường dạy học). Lớn lên, Nguyễn Nhạc đi buôn trầu nên thường qua lại miền thượng, có quan hệ mật thiết với đồng bào dân tộc Bana và dân tộc Chăm. Có điều kiện đi lại nhiều vùng, thấy được sự thối nát của chính quyền họ Nguyễn và thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân, nhất là các vùng dân tộc thiểu số ở cao nguyên, Nguyễn Nhạc cùng các em đã liên kết với các hào kiệt cùng chí hướng phát động một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền thống trị.

Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn được xây dựng sâu trong núi rừng Tây Nguyên thuộc xã Yang Nam, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai (Thượng Đạo). Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo và được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào miền Thượng, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng đồn lũy ngay trên đỉnh đèo An Khê.

Năm Tân Mão (1771), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, triệu tập nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Nhạc khôn khéo đưa ra khẩu hiệu: đánh đổ quần thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương”, nhờ đó nghĩa quân Tây Sơn lôi kéo được sự ủng hộ của một bộ phận quan lại vốn bất bình với Trương Phúc Loan. Một số nhà giàu, thổ hào như Nguyễn Thông, Huyền Khê đã bỏ tiền của ra giúp nghĩa quân. Nguyễn Nhạc cũng nhanh chóng tập hợp được đông đảo nông dân các nơi với khẩu hiệu “ lấy của người giàu chia cho người nghèo”.

Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.

Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyên bố bãi bỏ, những người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị, nho sĩ tiến bộ, quan lại, thổ hào lớp dưới. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, là năm lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả năm lần quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo, sống lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.

Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.

Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hóa và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.

3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa phong trào nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông dân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông như Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảng một thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh; chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đã chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộc, quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

---------------------------------

Ngoài Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm