Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?

VnDoc xin giới thiệu bài Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục

Câu hỏi: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục

  1. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại
  2. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần
  3. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình
  4. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục

1. Nhà Trần (1225-1400)

Nhà Trần là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này khởi đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1226 sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tông thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền, chính Trần Thủ Độ đã âm thầm ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu mình.

Giáo dục và khoa cử thời Trần trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400.

2. Tình hình giáo dục thời Trần

Thời nhà Trần, Quốc tử Giám ngày càng được mở rộng; trường học mở ra ngày càng nhiều, các kỳ thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã các trường tư được mở ra ngày càng nhiều.

Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi.

Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa.

* Năm 1304, triều đình quy định rõ nội dung thi 4 trường:

- Trường 1: thi ám tả cổ văn

- Trường 2: thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ phú

- Trường 3: thi chế, chiếu, biểu

- Trường 4: thi đối sách

Sau đó triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh. Từ khoa thi năm 1304 có danh hiệu "hoàng giáp" trong thi cử.

* Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau:

- Trường 1: thi kinh nghĩa (bỏ thi ám tả cổ văn)

- Trường 2: thi thơ phú (một bài Đường luật, một bài phú thể ly tao hoặc văn tuyển)

- Trường 3: thi chế, chiếu, biểu (dùng thể văn chữ Hán)

- Trường 4: thi văn sách

Khoa cuối cùng chưa kịp yết bảng tên người đỗ thì nhà Trần bị nhà Hồ giành ngôi (1400).

Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát…

* Nhận xét:

- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

3. Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?

* Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là bởi vì :

- Thứ nhất, văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.

- Thứ hai, nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.

- Thứ ba, các tác phẩm văn học ra đời trong điều kiện các cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra và giành thắng lợi vang dội, vì vậy trong mỗi tác phẩm đều mang đậm lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố lòng yêu nước sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.

- Thứ tư, nhà Trần cho mở cửa giao lưu với các quốc gia khu vực: Chăm pa, Trung Quốc..., người dân có thể học hỏi, giao lưu văn hóa , tiếp xúc với các nền văn hóa phát triển.

---------------------------------

Ngoài Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
1 47
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm