Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

Trả lời:

Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, vì:

- Suốt những năm qua, nhân dân ta phải sống trong cảnh tù đày, chịu sức bóc lột nặng nề của quân Minh. Nhiều người dân yêu nước mong muốn đứng dậy để lật đổ ách thống trị tàn bạo đó. Cũng đã có những cuộc khởi nghĩa bùng phát tuy nhiên đều thất bại. Lòng yêu nước vẫn hừng hực, nhiều người vẫn cam chịu để chờ cơ hội phục thù. Lúc bấy giờ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt tứ phương biết tin đã kéo đến hưởng ứng, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.

- Thấy được uy tín, khả năng quân sự, sự hi sinh to lớn của Lê Lợi đã củng cố lòng tin của các hào kiệt đối với ông.

- Bên cạnh đó, các hào kiệt cũng đã tự mình nổi dậy chống quân Minh nhưng không thành công nên việc tìm về Lam Sơn là để kết hợp với Lê Lợi để tăng khả năng thành công.

=> Các hào kiệt như Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú,... đều tìm về Lam Sơn để cùng Lê Lợi chống giặc Minh.

1. Khái quát về Lê Lợi

Lê Lợi (1385 – 1433) sinh ra ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự,Ông được coi là anh hùng, vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.

Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi (1418 – 1427)

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

* Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam.

– Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và thắng lợi, sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng

– Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

* Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.

- Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta.

- Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

---------------------------------

Ngoài Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm