Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê Sơ, tác dụng của những biện pháp đó

Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê Sơ, tác dụng của những biện pháp đó được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê Sơ, tác dụng của những biện pháp đó?

Câu hỏi: Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê Sơ, tác dụng của những biện pháp đó?

Trả lời:

- Nông nghiệp:

+ Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất

- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng - Đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ...

- Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.

-> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

+ Các công xưởng do nhà nước quản lí được quan tâm

+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

1. Lịch sử nhà Lê Sơ

Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ, vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt, quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.

Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó.

Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế, tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.

Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.

2. Tổ chức bộ máy chính quyền Thời Lê Sơ

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Bộ máy trung ương

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Bộ máy địa phương

=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.

3. Tình hình kinh tế - xã hội thời Lê Sơ

Kinh tế

* Nông nghiệp

- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

* Công thương nghiệp

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .

+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt ở Vân Chàng (Nam Định).

+ Các phường thủ công nổi tiếng ở Thăng Long như: dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

Gốm Chu Đậu thời Lê sơ

- Các công xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

- Thương nghiệp: nhà vua khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, và một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang.

* Xã hội

Thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp chính là:

- Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ: có nhiều ruộng đất và quyền lực.

- Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

- Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì… Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.

---------------------------------

Ngoài Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê Sơ, tác dụng của những biện pháp đó đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm