Chế độ "Quân điền" ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là
Chế độ "Quân điền" ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Chế độ “Quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là
Câu hỏi: Chế độ “Quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là
- Lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
- Lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
- Lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
- Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
1. Khái quát về thời Đường
- Nhà Đường, hay Đế quốc Đại Đường, là một hoàng triều cai trị Trung Quốc từ năm 618 đến năm 907. Thành lập bởi gia tộc họ Lý, nhà Đường là triều đại kế tục nhà Tùy (581–618) và là tiền thân của giai đoạn Ngũ đại Thập quốc (907–979). Triều đại này bị gián đoạn trong thời gian ngắn từ năm 690 đến năm 705, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, tuyên bố sáng lập nhà Võ Chu và trở thành nữ hoàng đế chính thống duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các sử gia thường coi nhà Đường là đỉnh cao nền văn minh Trung Quốc, một thời kỳ hoàng kim của văn hóa đa quốc gia. Thông qua các chiến dịch quân sự mà các nhà cai trị sơ kỳ đã liên tục tiến hành, lãnh thổ nhà Đường vào thời điểm cực thịnh rộng lớn hơn bất kỳ triều đại nào trước đó.
2. Kinh tế, chính trị thời Đường.
a) Kinh tế:
- Phát triển tương đối toàn diện.
- Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.
- Chế độ quân điền là một thể chế về sở hữu và phân phối đất đai trong lịch sử Trung Quốc từ thời Lục triều đến giữa thời nhà Đường.
* Nội dung của chế độ quân điền.
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy.
- Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
Tác dụng:
– Phục hồi lại nền nông nghiệp sau sự đàn áp của quân Minh
– Giải quyết ổn thỏa sự sở hữu ruộng đất và mối quan hệ giữa nhà chính quyền, vua, quan lại và nhân dân; giảm bớt bất công trong xã hội
– Góp phần khuyến khích nhân dân trở lại việc cày cấy
* Ý nghĩa:
- Nông dân yên tâm sản xuất.
- thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.
- Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
- Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
- Thương nghiệp: hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.
b) Chính trị:
- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng phải thần phục.
=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
3. Trung Quốc cuối thời Đường
- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.
- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.
- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.
---------------------------------
Ngoài Chế độ "Quân điền" ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.