Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Chúng tôi xin giới thiệu bài Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết tâm đánh giặc của toàn quân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình của các vị vua và tướng nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hi sinh, quyết thắng.
- Nghệ thuật quân sự:
+ Thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống”, “thanh dã”.
+ Tránh mạnh, đánh yếu
+ Buộc địch đánh theo cách của ta
+ Buộc địch lâm vào bị động
+ Chớp thời cơ
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
- Góp phần làm phong phú truyền thống chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.
- Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258)
Diễn biến:
- Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu ba vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Chúng men theo đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Trước thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút khỏi thành Thăng Long về Thiên Trường (Hà Nam). Đồng thời thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Quân giặc chiếm được kinh thành nhưng không một bóng người. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực nên chưa đầy một tháng địch rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lực lượng quân địch bị hao mòn dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285)
Diễn biến:
- Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn năm mươi vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Với ưu thế quân số, quân Nguyên liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật, sông Đuống.
- Quân ta rút lui theo đường sông Hồng về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng là Thiên Trường (Nam Định). Tiếp tục thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Cùng thời điểm, Toa Đô dẫn quân từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An – Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, vua Trần phải rút quân ra biển lên vùng Quảng Ninh. Đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.
- Quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta nhưng thất bại. Chúng phải rút về Thăng Long và tiếp tục lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5/1285, khi quân địch đang suy yếu, nhà Trần đã tổ chức phản công. Quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (Hưng Yên), bến Chương Dương (Hà Nội), giải phóng Thăng Long.
- Cánh quân phía Bắc quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).
- Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba (1288)
Diễn biến:
- Tháng 12/1287, quân Nguyên một lần nữa tấn công Đại Việt. Quân Nguyên chia làm ba cánh vào nước ta từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông theo đường biển vào Đại Việt.
- Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp. Cánh quân thứ hai là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta. Chúng ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng với Thoát Hoan.
Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
Chiến thắng Bạch Đằng
- Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
- Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
- Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ
Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.
Chống quân xâm lược Mông Nguyên là ai?
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258), gắn với vua Trần Thái Tông.
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), gắn với vua Trần Nhân Tông.
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1288), gắn với vua Trần Nhân Tông.
So sánh sự giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
Điểm giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược của nhà Trần.
Giống nhau:
- Cả ba lần chúng ta đều sử dụng kế sách “vườn không nhà trống” để ngăn chân địch
- Tiến hành nhiều trận đánh du kích do chúng có ta có lợi thế về địa hình
- Chủ trương tránh thế giặc mạnh ban đầu do quân địch quá đông. Sau khi nhân thời cơ quân địch dần suy yếu thì tiến hành phản công bất ngờ, khiến cho địch trở tay không kịp
Khác nhau:
- Tấn công vào đoàn thuyền lương, dồn địch vào thế bị động
- Đánh giặc trên sông. Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc
- Đánh giặc từ trong ra ngoài
---------------------------------
Ngoài Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.