Nhà Đinh ra đời trong hoàn cảnh nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Nhà Đinh ra đời trong hoàn cảnh nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nhà Đinh ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời

Năm 944, Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.

Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.

Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Có cha là Đinh Công Trứ - nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử Hoan Châu(Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).

Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại.

Trong hơn 3 năm, nhờ tài năng của mình, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất. Năm Mậu Thìn (968) ông mở nước, dựng đô xưng làm hoàng đế - Tôn hiệu là Đại Thắng Minh và đặt tên nước là Đại Cổ Việt. Nhà Đinh ra đời.

1. Tình hình chính trị nhà Đinh

+ Về tổ chức bộ máy nhà nước: Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức Vương quyền, chuyển sang hình thức Đế quyền, với 3 cấp: Triều đình Trung ương Đạo (trung gian)- Giáp, Xã (cơ sở).

Nhìn chung, bộ máy hành chính thời kỳ này là bộ máy chính quyền quân chủ thời kỳ mới độc lập, tự chủ, nên còn khá sơ sài, đơn giản, chưa thật hoàn bị, nhưng việc củng cố bộ máy chính quyền Nhà nước quân chủ của Đinh Tiên Hoàng đã được lịch sử ghi nhận là Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ đầy đủ.

Ở các địa phương, vua Đinh chia nước làm nhiều đạo, dưới đạo là giáp và xã. Đến nay, địa bàn của từng đạo, hệ thống quan chức các cấp chính quyền chưa xác định được rõ ràng.

+ Về quân đội: Về cơ bản Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Điểm nổi bật nhất trong tổ chức quân sự phòng giữ đất nước thời này là tổ chức Thập đạo quân, trong đó Thập đạo tướng quân là người đứng đầu quân đội; bên dưới đạo là các loại: Quân, lữ, tốt, ngũ.

+ Về luật pháp: Cùng với việc từng bước xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, xây dựng củng cố lực lượng quân sự, nền pháp chế thời kỳ này cũng bắt đầu được để ý đến. Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Mặc dù vậy, dưới chế độ võ trị, luật pháp thời Đinh còn nghiêm khắc và tùy tiện, dựa theo ý muốn của nhà vua. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt phạm nhân.

2. Tình hình kinh tế nhà Đinh

Thời Đinh, kinh tế nông nghiệp được quan tâm. Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính. Bên cạnh đó, nhà nước cũng quan tâm tới việc khai hoang, lập làng, mở rộng diện tích canh tác xuống vùng đồng bằng và ven biển.

Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc… chủ yếu để phục vụ vua quan và quân đội. Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển.

Khoảng năm 970, Đinh Tiên Hoàng cho phát hành đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo. Sự ra đời của đồng tiền “Thái Bình Hưng Bảo” thúc đẩy việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong nhân dân; việc trao đổi buôn bán vật phẩm cũng được thực hiện với Trung Quốc và với các thuyền buôn nước ngoài.

3. Tình hình xã hội nhà Đinh

- Giai cấp thống trị: Vua và quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư).

- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

- Thấp kém nhất là nô tì, số lượng không nhiều.

4. Tình hình văn hóa nhà Đinh

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

- Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

5. Về đối ngoại nhà Đinh

- Ngay sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ bang giao với nhà Tống.

---------------------------------

Ngoài Nhà Đinh ra đời trong hoàn cảnh nào? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
1 40
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm