Tóm tắt trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút
VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tóm tắt trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút
1. Tóm tắt trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút
Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.
Diễn biến
- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.
- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.
Kết quả:
- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền của quân Xiêm bị vỡ tan tác và bị đốt cháy
- Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần chết
- Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm sống lưu vong
Ý nghĩa:
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới.Từ đây phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
2. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
- Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, quan lại tăng kết thành bè cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất, bất bình oán giận dâng cao.
- Cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định), lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
+ Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)
+ Đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ tích cực.
+ Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định)
+ Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.
3. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
+ Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn.
+ 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi, phía bắc có quân Trịnh và phía nam có quân Nguyễn.
+ Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn.
+ Năm 1777 Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt, Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện.
+ Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)
Ý nghĩa:
+ Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
+ Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
+ Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
+ Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
+ Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
+ Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ,sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.
4. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
Hạ thành Phú Xuân - Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
- Sau khi tiệt diệt quân xâm lược Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn có ý định tiêu diệt nốt chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Đặc biệt, khi đó quân Trịnh đóng ở Phú Xuân lại kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận.
- Hè 1786 Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân.
- Tháng 6/1786, nghĩa quân hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Sau đó, Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
- Giữa 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt, chính quyền họ Trịnh chấm dứt tồn tại sau hơn 200 năm. Sau đó Nguyễn Huệ giao lại chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.
=> Như vậy, với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, tạo điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
5. Nguyên nhân, ý nghĩa phong trào nông dân Tây Sơn
Nguyên nhân
- Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta và nghĩa quân Tây Sơn.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Ý nghĩa
- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.
---------------------------------
Ngoài Tóm tắt trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.