Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng đã?
Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng đã? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng đã?
Câu hỏi: Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng đã?
- Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc
- Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập
- Quyền hành tập trung trong tay vua
- Cả 3 câu đều đúng
Trả lời
Đáp án đúng: D. Cả 3 câu đều đúng
Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng có ý nghĩa Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc, tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập và quyền hành tập trung trong tay vua.
I. Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng (18 tháng 2 năm 259 TCN – 11 tháng 7 năm 210 TCN) là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.
II. Chiến tranh thống nhất Trung Hoa
Cuộc chiến thống nhất của Tần là một chuỗi những chiến dịch quân sự vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN nhằm thống nhất lãnh thổ Trung Hoa do nước Tần thực hiện nhắm vào sáu nước chư hầu hùng mạnh còn sót lại trong thời kỳ Chiến Quốc là Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở và Tề. Sáu nước này, cùng với Tần được gọi chung là Chiến Quốc Thất Hùng. Kết quả của cuộc chiến là việc sáu nước chư hầu lần lượt bị Tần thâu tóm, vào năm 221 TCN Tần đã hoàn toàn thống nhất các vùng đất bị phân chia từ hàng trăm năm về một thể thống nhất đặt dưới sự cai trị của nhà Tần và một vị Hoàng đế duy nhất thay vì rất nhiều các vị Vương Công quý tộc của từng nước chư hầu như trước. Trung Hoa lần đầu tiên trong lịch sử hoàn toàn thống nhất dưới quyền cai trị của vị Hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng.
1. Hoàn cảnh
Trong giai đoạn cuối thời Chiến Quốc, Tần nổi lên như một thế lực mạnh nhất trong số bảy nước chư hầu còn sót lại. Năm 238 TCN, sau 9 năm lên ngôi, Tần vương Doanh Chính chính thức nắm giữ thực quyền tối cao ở Tần sau khi loại bỏ các phe phái chính trị nắm giữ quyền hành lớn trong triều trước đó như thừa tướng Lã Bất Vi hay Lao Ái. Dưới sự giúp sức của các cận thần như Úy Liêu, Lý Tư, và nhiều danh tướng tiêu biểu như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín, Doanh Chính đã lên kế hoạch tấn công các nước chư hầu nhằm mục đích thống nhất toàn cõi Trung Hoa. Chiến lược đặt ra là tiêu diệt lần lượt từng nước chư hầu, với phương châm "viễn giao cận công" (giao hảo với nước ở xa, tấn công những nước ở gần". Cụ thể, Tần đặt liên minh với Tề và Yên là hai nước ở phía đông không có chung biên giới với Tần; tạm thời hòa hoãn với Ngụy, Sở và tấn công Hàn, Triệu.
2, Kết quả
Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt Tề, Tần vương Doanh Chính trở thành vị vua duy nhất của toàn cõi Trung Hoa. Doanh Chính sau đó xưng là Hoàng Đế, đặt hiệu là Thủy Hoàng đế (Hoàng đế khởi thủy của Trung Hoa) và thành lập nhà Tần. Hoàng đế chia đất nước thành 36 quận, đặt kinh đô ở Hàm Dương (tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Nhằm tránh cục diện chư hầu cát cứ như thời nhà Chu, Tần Thủy hoàng đã thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền, tập trung mọi sức mạnh vào tay một vị Hoàng đế duy nhất, làm nền tảng cho các triều đại sau này của Trung Quốc. Mặc dù nhà Tần chỉ tồn tại trong vòng 16 năm ngắn ngủi (thay vì ngàn vạn năm như mong muốn của Tần Thủy hoàng), nó đã để lại những ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới lịch sử Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ sau đó.
Năm 209 TCN, dưới sự trị vì của con trai Tần Thủy Hoàng là Tần Nhị Thế, cuộc khởi nghĩa nông dân dưới sự lãnh đạo của Trần Thắng và Ngô Quảng nổ ra do sự hà khắc trong chính sách cai trị của nhà Tần. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị dẹp yên sau đó nhưng những cuộc phiến loạn khác liên tiếp nổ ra trên toàn Trung Hoa trong 3 năm sau đó. Năm 206 TCN, sau khi quân đội của Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, vị vua thứ ba của Tần là Tần Tử Anh bị Hạng Vũ giết, nhà Tần sụp đổ.
---------------------------------
Ngoài Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng đã? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.