Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
Câu hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
- Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những các vị trí trong triều đình
- Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
- Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
- Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải thích:
- Hệ thống quan lại được tổ chức có quy củ, đầy đủ hơn. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như quốc sử viện, thái y viện, tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ…đồng thời quy định cụ thể về chế độ thưởng phạt quan lại
- Quyền lực tập trung ngày càng lớn vào trong tay nhà vua
- Các chức quan đại thần văn, võ phần lớn do quý tộc họ Trần nắm giữ
1. Bộ máy quan lại thời Trần
Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đứng đầu nhà nước là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế). Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.
- Ở trung ương:
+ Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
+ Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…
- Ở địa phương:
+ Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.
+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản.
+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.
+ Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.
2. Điểm tích cực trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
- Thứ nhất, có thể thấy, tất cả các chức vụ quan trong triều đình thời Trần đều được giao cho vương hầu quý tộc. Nhờ đó mà quyền lực được tập trung trong tay nhà nước trung ương. Nhờ đó củng cố được sự vững chắc của vương triều, đảm bảo được tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ được sự bền vững của ngôi vị.
- Thứ hai, bộ máy hành chính đã thể hiện được tính chất thân dân. Theo đó, nhà nước không tiến hành thu thuế theo từng hộ dân, mà coi cộng đồng làng, xã là một tập thể để thu thuế. Nhà Trần có chế độ thái ấp, điền trang là hình thức sở hữu đặc biệt của tầng lớp quý tộc. Theo đó, thái ấp là ruộng nhà vua ban cấp cho quý tộc, trân danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà nước và triều đình hoàn toàn có quyền lấy của người này ban phát cho người khác.
- Quý tộc có quyền sử dụng đất và hưởng hoa lợi từ đất đai cũng như thu tô thuế, xây dựng phủ đệ trên đó,… Do tính chất hạn chế về việc chiếm dụng ruộng đất, nên thái ấp không có khả năng làm phát triển những cát cứ chống lại chính quyền. Bên cạnh đó, chế độ điền trang cũng phát triển mạnh mẽ.
- Trong suốt hàng trăm năm tồn tại, chế độ thái ấp và điền trang mang đến những tác động lớn về mặt chính trị. Chúng góp phần xây dựng nên một triều đình thống nhất, đoàn kết, góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc.
- Thực tế chứng minh những chủ nhân của thái ấp đã hoàn thành tốt vai trò của mình, không trở thành lãnh chúa địa phương như xã hội châu Âu cùng thời. Bên cạnh đó, đất phân cho các vương hầu quý tộc vẫn luôn gắn liền với ruộng đất công của làng xã, với nông dân nên luôn duy trì được mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
- Nhờ đó mà xã hội thời Trần vẫn giữ được sự ổn định về kinh tế, quy trì giữa công hữu và tư hữu, giữa quyền lực nhà nước với các cấp quý tộc quan liêu và khối bình dân làng xã.
3. Hạn chế của xã hội thời Trần
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng không thể không kể đến những hạn chế của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Trần:
- Thứ nhất, việc trao quyền cho tầng lớp vương hầu quý tộc vẫn tiềm ẩn nguy cơ phân quyền. Cụ thể, vào thời Dụ Tông, nhà Trần rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, khi mâu thuẫn nội tại của chế độ điền trang, thái ấp được đẩy lên đến đỉnh điểm. Quý tộc nhà Trần ngày càng thoái hóa và biến chất, nông nô và tỳ nô bị áp bức, bóc lột nổi dậy chống đối. Cùng lúc đó, thiên tai xảy ra liên tiếp khiến sản xuất đình đốn, dân tình khốn khổ.
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng cao làm dấy lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân, đòi quyền trở thành nông dân tự do.
+ Bên cạnh đó, đội ngũ quý tộc bị tha hóa cả về trình độ, năng lực lẫn tài đức. Vua Trần thời hậu kỳ đều không biết cách chiêu mộ nhân tài, tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn thì không một ai có thể đứng ra chống giặc mà phải dựa vào một vị tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê).
- Thứ hai, chính là bất cập về chế độ hôn nhân đồng tộc. Trong triều đại Trần có hàng loạt những biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Thể chế quân chủ quý tộc cũng từ đó bị khủng hoảng nặng nề, kìm hãm sự phát triển của quốc gia.
+ Sau đó, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính mang tính phân tán, chế độ quân chủ quan liêu trung ương bị hạn chế, đòi hỏi phải có sự thay đổi để phát triển. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, thay thế chế độ quân chủ quý tộc bằng thiết chế mới quân chủ quan liêu là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết.
---------------------------------
Ngoài Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.