Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?
Câu hỏi: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?
Trả lời:
So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.
- Giai cấp thống trị: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.
- Giai cấp bị trị: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.
I. Đời sống kinh tế
1. Sự chuyển biến của nông nghiệp
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.
- Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.
- Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
- Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
- Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cày - lễ Tịch Điền.
- Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục
2. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…
II. Những thay đổi về mặt xã hội
- Giai cấp thống trị:
+ Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị.
+ Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất đã trở thành địa chủ.
+ Một số ít dân thường, do có nhiều ruộng, cũng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Các đinh nam được chia ruộng theo tục lệ của làng xã và phải làm nghĩa vụ cho nhà nước. Những nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi khác.
+ Nô tì vốn là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân; họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.
+ Ngoài ra, trong xã hội còn có người làm nghề thủ công, buôn bán. Họ sống rải rác ở các làng, rèn nông cụ, sản xuất các đồ dùng cần thiết hàng ngày và trao đổi cho nhau. Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
III. Sinh hoạt xã hội và văn hóa
1. Những thay đổi về mặt xã hội
- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
- Tầng lớp nô tỳ.
* Địa chủ gồm quan lại, công chúa, hoàng tử được cấp ruộng, và nông dân giàu .
* Nông dân: là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền.
=> Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn; địa chủ nhiều hơn; nông dân tá điền tăng lên.
2. Giáo dục và văn hóa
Giáo dục và văn hóa
Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.
Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại. Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học (có thể xem đây là trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt). Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm một số kì thi.
Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. Văn học chữ Hán buớc đầu phát triển.
Hầu hết các vua nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều sùng đạo Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật...
Lý Công Uẩn mới lên ngôi đã phát hai vạn quan tiền để xây 8 ngôi chùa ở quê mình, lại phát hàng vạn quan dựng nhiều chùa ở kinh đô, sửa sang chùa quán ở các lộ, cho phép hơn 1000 người ở Thăng Long làm sư.
Từ thời Lý, nhân dân đã thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo, múa rối nước được phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.
Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.
Trong Hoàng thành có những tòa nhà cao 4 tầng. Tháp Báo Thiên ở Thăng Long cao 12 tầng. Chùa Một Cột được dựng trên một cột đá lớn, đứng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen ở trên mặt nước.
Trong thời kì này, một số công trình nghệ thuật có giá trị khác cũng được xây dựng. Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) nặng 3 tấn, v…v…
Trình độ điêu khác tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở các hình trang trí rồng, các bệ đá hình hoa sen. Rồng mình trơn toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý
Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo của nhân dân ta thời nhà Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long.
Thương nghiệp
- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc.
---------------------------------
Ngoài Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.