Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Lời giải:

* Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại vì 3 lý do chính như sau:

- Do quân dân nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghe tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược. Khi này, cả nước ngày đêm sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập ngày đêm tập võ để sẵn sàng đánh giặc.

- Do kế sách của vua quan nhà Trần đưa ra đúng đắn, phù hợp. Chính sách “vườn không nhà trống” đã khai thác được tối đa nhược điểm của quân đội Mông Cổ, điều này đã khiến quân Mông – Nguyên đại bại ngay từ đầu.

- Do ý chí kiên cường và đoàn kết của quân dân nhà Trần đã mang tới thắng lợi to lớn và vẻ vang cho toàn dân tộc. Để thực hiện được kế sách “Vườn không nhà trống” cần sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân.

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần I năm 1258

- Giai đoạn đầu thế kỷ XIII: nhà nước Mông Cổ đưa ra sách lược tấn công và xâm chiếm nước Đại Việt ta để làm bước đệm thực hiện gọng kìm tiến lên phía Nam Trung Quốc để tiêu diệt Nam Tống.

- Khi này, nhà Trần đã ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ để thể hiện quyết tâm kiên quyết chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, vua quan nhà Trần còn đưa ra lệnh sắm sửa vũ khí và thành lập quân đội, dân binh, ngày đêm tập luyện.

- Vào tháng 1/1258, quân đội Mông Cổ chính thức bước vào nước ta qua đường sông Thao với 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu. Tuy nhiên, đi đến Bình Lệ Nguyên thì đã bị chặn lại. Tiếp đó, quân Mông Cổ lại tiếp tục đánh vào Thăng Long khiến nhà Trần tạm rút khỏi đây để nhường chỗ cho kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi này, quân đội Mông Cổ với chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh đã rơi vào trạng thái thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Nắm bắt cơ hội này, quân đội ta đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, đánh cho địch phải rút khỏi Thăng Long chạy về nước vào ngày 29/01/1258.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Tiếp sau cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ, quân đội ta lại tiếp tục phải đối đầu với âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên. Mục đích của quân Nguyên khi này đó là lấy Chăm Pa và Đại Việt ta làm cầu nối để tiến vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

- Khi này, nắm bắt được âm mưu của nhà Nguyên, vua quan nhà Trần đã tổ chức hội nghị tại bến Bình Than để bàn kế sách đánh giặc và Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Tiếp đó, năm 1285, hội nghị Diên Hồng lại tiếp tục được mở tại Thăng Long, triệu tập các bô lão để bàn cách đánh giặc. Kế đó, cả nước ta đã cùng chung tay tổ chức tập trận, duyệt binh và trấn giữ tại những nơi hiểm yếu, các quân sĩ đều thích vào tay hai chữ Sát Thát để thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc Nguyên của mình.

- Vào tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên đã tràn vào xâm lược nước ta. Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, lòng dũng cảm và mưu trí của mình, quân ta đã chặn đánh địch ở biên giới, tiếp đó rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để thực hiện kế “vườn không nhà trống”.

- Khi này, một đội quần khác từ Chăm Pa cũng đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa nhằm tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta nhưng vẫn thất bại và buộc phải rút về Thăng Long và rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Và đến 5/1285, quân đội nhà Trần đã tổ chức phản công đánh cho quân giặc phần bị chết, phần phải chạy về nước còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để về nước, Toa Đô thì bị chém đầu.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 (1287 đến 1288)

- Vào giai đoạn 1287 – 1288, quân Nguyên một lần nữa lại quyết tâm xâm lược nước ta lần 3. Khi này, nhà Trần lại tiếp túc chuẩn bị kháng chiến và làm nên 2 chiến thắng lớn là chiến thắng Vân Đồn và chiến thắng Bạch Đằng, bắt sống Ô Mã Nhi, cắt đứt đoàn thuyền lương tiếp viện của quân giặc và buộc Thoát Hoan một lần nữa phải tháo chạy về nước trong tình trạng đại bại.

=> Thế kỷ XIII, Mông Cổ được coi là đế chế hùng hậu khi thường xuyên đưa quân đi xâm lược, bành trướng tại nhiều nước châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, khi xâm lược Việt Nam, quân Nguyên – Mông đã 3 lần bị quân dân nhà Trần đánh bại.

---------------------------------

Ngoài Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm