Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt

Tóm tắt diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt

Trả lời:

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.

- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.

- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.

- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.

Kết quả: quân ta giành thắng lợi

Ý nghĩa lịch sử:

- Củng cố nền độc lập của đất nước.

- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

1. Khái quát chung về trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt (1077)

- Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt.

- Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

2. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận đánh

- Nguyên nhân: Sông Như Nguyệt là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Giặc chắc chắn sẽ đi con đường này nên Lý Thường Kiệt đã cho quân xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Diễn biến:

+ Đầu năm 1076, ngay sau khi đại phá quân Tống ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm trở về, Lý Thường Kiệt đã lập tức bố trí lực lượng quân đội ở những vị trí hiểm yếu nhất, sẵn sàng đón đánh quân Tống, nếu chúng dám liều lĩnh tràn sang. Toàn bộ lực lượng bộ binh do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, nhưng tất cả thủy binh đều do Hoằng Chân, Chiêu Văn và Lý Kế Nguyên dẫn đầu.

+ Ngày 8-1-1077, bộ binh giặc vượt ải Nam Quan để tiến vào lãnh thổ nước ta. Ngày 18-1-1077, giặc đã áp sát vùng bờ Bắc sông Cầu và tại đây, cuộc tấn công của chúng bị chặn đứng. Quân Tống không sao vượt nổi chiến tuyến sông Cầu. Mọi mưu toan và cố gắng của chúng đều bị đánh bại. Ở bờ Bắc sông Cầu, quân Tống đành phải chia làm 2 khối lớn, lập trại đóng giữ để chờ thủy binh. Khối thứ nhất do Phó tướng Triệu Tiết cầm đầu, đóng ở bờ Bắc bến Như Nguyệt. Khối thứ 2 do Chánh tướng Quách Quỳ chỉ huy, đóng cách Triệu Tiết khoảng 15 cây số về phía Đông. Chúng nôn nóng chờ đợi đạo thủy binh vì chỉ khi nào có thêm thủy binh, chúng mới có thể vượt sông Cầu một cách thuận lợi. Nhưng thủy binh của chúng lại không sao có thể đến được.

+ Tại miền duyên hải Đông Bắc, tướng Lý Kế Nguyên lập công lớn. Ông đã chỉ huy thủy binh chặn đứng giặc ở Vĩnh An, kế hoạch cấp tốc hành quân để hỗ trợ cho bộ binh của chúng bị thất bại. Từ Vĩnh An, giặc điên cuồng mở đường máu để tiến vào châu thổ nước ta, nhưng cả 10 trận liều lĩnh đều bị đánh bại cả 10. Chiến công của Lý Kế Nguyên có ý nghĩa rất to lớn đối với thắng lợi chung của toàn bộ cuộc kháng chiến chống Tống. Việc chặn đứng và vô hiệu hóa lực lượng thủy binh giặc ở Vĩnh An đã khiến mưu đồ chung của Quách Quỳ và Triệu Tiết bị sụp đổ.

+ Từ đây, đại binh của nhà Tống lâm vào thế bế tắc và khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kế hoạch vượt sông Cầu không sao thực hiện được. Những mục tiêu lớn đặt ra cho cuộc viễn chinh cũng không sao có thể thực hiện được. Trong lúc đó, lương ăn của giặc ngày một cạn, khí hậu nóng bức ngày một đến gần, bệnh dịch cũng bắt đầu xuất hiện. Đúng lúc quân Tống ở vào thế khủng hoảng, khốn quẫn như vậy thì Lý Thường Kiệt hạ lệnh phản công. Trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt bắt đầu.

+ Người mở đầu cho trận đánh lịch sử này chính là Hoằng Chân và Chiêu Văn. Từ Vạn Xuân, Hoằng Chân và Chiêu Văn đã bất ngờ cho quân ngược sông Cầu, ồ ạt tấn công vào doanh trại của Quách Quỳ. Thủy binh của ta vừa đánh vừa phô trương thanh thế, cốt tập trung sự chú ý của giặc. Sau cơn hốt hoảng, Quách Quỳ dốc toàn lực để đánh trả. Khối quân của Triệu Tiết cũng vội vã dồn về để trợ chiến. Giặc rất hí hửng, bởi chúng muốn vượt sông Cầu để tìm diệt quân chủ lực của ta, nhưng không sao vượt được thì giờ đây, chính quân chủ lực của ta đã xuất hiện ngay ở bờ Bắc sông Cầu. Một trận ác chiến đã diễn ra. Và trong trận ác chiến này cả Hoằng Chân và Chiêu Văn đều anh dũng hy sinh. 2 vị hoàng tử không còn nữa, nhưng cuộc chiến đấu của họ đã tạo điều kiện cho đại binh của Lý Thường Kiệt dễ dàng vượt sông Cầu. Khi đại binh ta tiến sang bờ Bắc một cách an toàn và đánh quyết liệt, Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ còn biết hốt hoảng tháo chạy. Quá nửa quân số của giặc bị giết.

- Kết quả: Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận ngay vội đem quân về nước

3. Ý nghĩa lịch sử

- Đây là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ và củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

---------------------------------

Ngoài Tóm tắt diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm